Một vấn đề với những dịch vụ này đó là tất cả những gì chúng làm, chỉ là kết nối mọi người. Những dịch vụ như thế không cần tuyển lao động. Chẳng hạn, Uber không ký hợp đồng lao động với tài xế, và tài xế cũng không phải nhân viên của Uber.
Những mô hình kinh tế chia sẻ này dựa vào việc mọi người sử dụng ứng dụng di động và dịch vụ trực tuyến như gọi xe của Uber hay tìm chỗ ở của Airbnb để kết nối nguồn cung với khách hàng có nhu cầu.
"Đây là sự tác động rất lớn đến nền kinh tế", Nghị sĩ Mark Warner nhận xét về việc lên ngôi của các loại hình dịch vụ như Uber và Airbnb.
Tuy nhiên, một vấn đề với những dịch vụ này đó là tất cả những gì chúng làm, chỉ là kết nối mọi người. Những dịch vụ như thế không cần tuyển lao động. Chẳng hạn, Uber không ký hợp đồng lao động với tài xế, và tài xế cũng không phải nhân viên của Uber.
Kết quả là những tài xế Uber không được bảo đảm lợi ích như những lao động thông thường. Đó là những lợi ích cơ bản như bảo hiểm xã hội, trợ cấp, và những trách nhiệm mà một nhà tuyển dụng lao động thường phải cam kết với người lao động.
Nghị sĩ Warner cho rằng, những người lao động phục vụ trong nền kinh tế chia sẻ đang thiếu một hệ thống an toàn để bảo vệ họ khi rủi ro xảy ra. Điều này, cuối cùng lại tác động ngược đến ngân sách khi Chính phủ phải ra tay hỗ trợ.
"Chúng ta phải duy trì tính đổi mới, sáng tạo nhưng cũng phải đặt ra những câu hỏi cơ bản. Chuyện gì sẽ xảy ra khi mọi thứ vượt qua tầm kiểm soát (như nó vẫn thường như vậy)? Cam kết xã hội nên được xây dựng như thế nào?"
Warner đưa ra lời phát biểu ngay khi triển lãm công nghệ lớn nhất toàn cầu CES vẫn đang diễn ra tại Las Vegas.
Warner, cựu thống đốc bang Virgnia, gây dựng tài sản từ ngành viễn thông, luôn quan tâm tới các công ty công nghệ. Warner cũng công bố một cuộc khảo sát cho thấy, 86,5 triệu người Mỹ, tương đương với 42% người trưởng thành đã sử dụng ít nhất 1 loại hình dịch vụ của nền kinh tế chia sẻ. 45,3 triệu người Mỹ, tương đương với 22% người trưởng thành đang làm việc trong các dịch vụ thuộc mô hình này.
Bản khảo sát cho thấy những người lao động trong nền kinh tế chia sẻ có thể chia làm 2 nhóm: Những người coi đây là công việc chính, nguồn thu chính và những người chỉ làm để kiếm nguồn thu thêm.
Để dễ hiểu, hãy thử hình dung với Uber. Có 2 nhóm tài xế làm việc cho mô hình này. Một là những tài xế Uber chạy liên tục, đủ số giờ làm việc, số chuyến trong ngày theo yêu cầu đầy khắt khe, kiếm tiền chủ yếu từ hoạt động này. Nhóm thứ 2 là những người có xe và đăng ký để chạy Uber khi nhàn rỗi.
Với nhóm coi đây làm trong các dịch vụ của nền kinh tế chia sẻ là công việc chính, 71% đang làm nhiều hơn 1 dịch vụ. Nhiều người cho rằng những dịch vụ này thường thu hút những lao động trẻ, những người thuộc thế hệ millennial (Từ 18 - 34 tuổi, tiếp cận thường xuyên với công nghệ). Tuy nhiên, khảo sát cho thấy nhóm này chỉ chiếm khoảng 1/2, đồng nghĩa với việc những lao động lớn tuổi hơn cũng đang chạy theo xu thế kinh tế chia sẻ.
72% những người được khảo sát cho biết họ tin rằng mình có thể thu được lợi ích từ công việc mà họ đang làm, và 62% muốn được đào tạo. Tuy nhiên, đa số không tán thành việc các dịch vụ này phải bị quản lý, hầu hết đều thích các hoạt động tự do của các dịch vụ này.
"Mặt tốt là có vẻ lao động trong lĩnh vực mới nổi này thực sự thích công việc của họ", Warner nói.
Chỉ có 1/2 những người đang làm việc trong các dịch vụ này cho biết tình hình tài chính của họ được cải thiện trong năm qua. Kinh tế chia sẻ cũng gây ra những tranh cãi khi sự có mặt của nó gây cản trở cho những ngành công nghiệp tồn tại lâu đời, như ngành taxi với Uber hay khách sạn với Airbnb.
Mặc dù vậy, Warner vẫn tin rằng các dịch vụ thuộc kinh tế chia sẻ sẽ tiếp tục phát triển lớn hơn trong thời gian tới. "Nó bắt nguồn từ Vegas, New York và San Francisco, nhưng nó đang nở rộ trên toàn nước Mỹ", ông cho biết.
Trang Lam/Theo Cafebiz/Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?