Cùng nhìn lại những tác phẩm huyền thoại của nữ kiến trúc sư huyền thoại Zaha Hadid
Dame Zaha Hadid, nữ kiến trúc sư người Anh gốc Iraq, người định hình lại kiến trúc hiện đại của thế giới vừa qua đời ở tuổi 65 tại Miami sau một cơn đau tim.
Theo văn phòng Zaha Hadid Architects ở London, hồi đầu tuần, bà Hadid bị viêm phế quản sau đó qua đời vì một cơn đau tim đột ngột trong khi đang điều trị tại bệnh viện.
Với những công trình mang tính đột phá, hướng tới sự dịch chuyển, tốc độ và tự do, Hadid trở thành phụ nữ đầu tiên đoạt giải thưởng Pritzker vào năm 2004. Giải thưởng này còn được gọi là giải Nobel của giới kiến trúc. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên đoạt giải RIBA Glod Medal, một giải thưởng kiến trúc hàng đầu của Vương quốc Anh vào năm 2015.
Trung tâm Văn hóa Heydar Aliyev
Rất nhiều quan chức cấp cao cũng như đồng nghiệp của Hadid đã gửi lời chia buồn.
Jane Duncan, chủ tịch RIBA, chia sẻ: "Bà Zaha Hadid là một phụ nữ truyền cảm hứng và là kiểu kiến trúc sư có thể biến giấc mơ thành hiện thực. Mặc dù trẻ tuổi nhưng tầm nhìn, những trải nghiệm và thành tựu mà bà để lại cực kỳ đáng ngưỡng mộ".
Trung tâm thể thao dưới nước cho Olympic London 2012
Kiến trúc sư Daniel Libeskind chia sẻ rằng ông gần như suy sụp khi nghe tin Hadid ra đi: "Linh hồn cô ấy sẽ sống mãi trong các công trình và studio của cô. Trái tim của chúng tôi vỡ vụn khi nghe thông tin đau buồn này".
Bộ trưởng Bộ Văn hóa Anh, Ed Vaizey, đăng trên Twitter rằng ông sững sờ khi nghe tin. Ông cũng ca ngợi những đóng góp to lớn của bà cho kiến trúc đương đại. Thị trưởng London, Boris Johnson, thì tweet: "Rất buồn khi nghe tin Hadid ra đi, cô là một nguồn cảm hứng và những di sản của cô sẽ sống mãi trong các toàn nhà lộng lẫy ở Stratford và trên toàn thế giới".
Sân vận động cho World 2022 tại Qatar
Các công trình đáng chú ý của Zaha Hadid bao gồm: MAXXI: Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia thế kỷ 21 Italia tại Rome (2009), Trung tâm thể thao dưới nước cho Olympic London 2012 (2011), Trung tâm Heydar Aliyev ở Baku (2013) và sân vận động cho World 2022 tại Qatar (đang được xây dựng). Ngoài ra, các công trình khác của Hadid như Trung tâm Nghệ thuật đương đại Rosenthal ở Cincinnati (2003) và Nhà hát Opera Quảng Châu ở Trung Quốc (2010) cũng là những công trình đã làm thay đổi ý tưởng kiến trúc tương lai.
Những công trình kiến trúc để đời của Zaha Hadid
1. Trung tâm Văn hóa Heydar Aliyev
Công trình tại Baku, thủ đô Azerbaijan này mang về cho Hadid giải thưởng Thiết kế của năm của Bảo tàng Thiết kế London trong năm 2014. Tòa nhà được thiết kế với những đường cong mềm mại, nối tiếp nhau, tránh những góc cạnh sắc nét.
2. Trung tâm thể thao dưới nước London
Được xây dựng cho Olympic London 2012, trung tâm này bao gồm hai bể bơi dài 50 mét và một bể lặn dài 25 mét. Hiện tại nó được mở cửa công cộng.
3. Trạm cứu hỏa Vitra Fire Startion, Weil am Rhein
Công trình được xây dựng tại Đức này là một trong những công trình đầu tiên, góp phần tạo dựng tên tuổi cho Hadid trong giới kiến trúc sư.
4. Cầu Sheikh Zayed Bridge
Cây cầu dài 842 mét với chi phí 300 triệu USD này được đặt tại Abu Dhabi. Thiết kế cong của nó gợi liên tưởng tới những cồn cát nhấp nhô ở sa mạc.
5. Nhà hát Opera Quảng châu
Các công nhân đã mất tới 5 năm để xây dựng công trình được kết hợp từ vật liệu granite, kính và thép này. Nó có thể phục vụ 1.804 người cùng khả năng mở rộng ra khu vực ven sông và bến tàu lân cận.
6. MAXXI: Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia thế kỷ 21 Italia
Công trình được thi công trong 10 năm này nằm ở quận Flaminio thành phố Rome. Các tác phẩm của Gilbert & George, Anish Kapoor và Gerhard Richter hiện đang được trưng bày tại đây.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"