Chính Michael Dell là người ngăn chặn điều đó trở thành hiện thực và chính ông cũng là người thực hiện thương vụ này sau 13 năm.
Mục tiêu của Dell khi thâu tóm hãng công nghệ lưu trữ EMC là đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh của mình. Nhà sáng lập và CEO Michael Dell không muốn công ty chỉ là một nhà sản xuất và kinh doanh PC, thay vào đó phải trở thành một công ty công nghệ cao với nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng.
Thương vụ kỷ lục trị giá 67 tỷ USD này đã được hoàn tất, nó đánh dấu một cột mốc vô cùng quan trọng đối với nhà sản xuất PC thứ 3 thế giới này. Tuy nhiên có một sự thật mà ít ai biết, đó là thương vụ này đáng lẽ ra đã có thể hoàn thành vào năm 2002 với giá trị thấp hơn rất nhiều so với bây giờ.
Nhà sáng lập và CEO Michael Dell.
Câu chuyện này được tiết lộ từ hồ sơ cá nhân năm 2011 của Michael Dell trên tạp chí Fortune. Vào đầu những năm 2000, cựu chủ tịch và giám đốc điều hành Kevin Rollins cho rằng vận may của Dell trong lĩnh vực PC sẽ không còn kéo dài được lâu.
Vào thời điểm đó, mô hình của Dell là cố gắng tìm ra cách để đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất những chiếc PC, giúp đạt được lợi nhuận tối đa. Thay vì đổi mới phần cứng, Dell cố gắng sản xuất và bán ra càng nhiều chiếc máy tính càng tốt.
Nhận thấy việc tiếp tục tập trung vào mảng PC không có tương lai, Rollins đã đề nghị việc mua lại công ty EMC để đổi mới lĩnh vực kinh doanh và tăng thêm hy vọng phát triển cho công ty. Và thương vụ thâu tóm này được định giá chỉ 16 tỷ USD.
Cựu chủ tịch và giám đốc điều hành Kevin Rollins từng muốn mua công ty EMC với giá 16 tỷ USD.
Tuy nhiên chính Michael Dell lại là người lo sợ lần đặt cược này sẽ thất bại, khi mà thương vụ thâu tóm ConvergeNet vào năm 1999 đã không đem lại thành công cho Dell. Ông sợ rằng mọi chuyện có thể tái diễn và thương vụ thâu tóm này là một ván bài quá lớn.
Lúc đó, mặc dù Michael Dell chỉ chịu trách nhiệm kỹ thuật tại công ty nhưng ông vẫn có tiếng nói do là người sáng lập nên Dell. Và Michael Dell đã quyết định đi một nước cờ an toàn hơn, đó là đầu tư vào lĩnh vực thiết bị điện tử tiêu dùng.
Tuy nhiên chính nước đi an toàn này lại nhấn chìm Dell. Công ty nhảy vào một thị trường, nơi mà những sản phẩm TV và máy in giá rẻ đã xuất hiện tràn lan, trong khi Dell không tập trung vào nghiên cứu những công nghệ sản phẩm mới. Kết quả là các sản phẩm điện tử tiêu dùng của họ không thể cạnh tranh và không có khách hàng.
Dell đã có những nước đi rất sai lầm.
Dell đã bỏ lỡ cơ hội của mình, trong khoảng thời gian đó IBM và HP đã đầu tư rất mạnh vào dịch vụ doanh nghiệp, lưu trữ dữ liệu. Còn mảng thiết bị điện tử tiêu dùng của Dell ngày càng bết bát.
Sau khi nhận ra được sai lầm của mình thì tất cả đã quá muộn, ngay cả mảng kinh doanh chủ lực là PC cũng gặp khó khăn do cạnh tranh từ Asus và Lenovo tại thị trường châu Á. Trong khi đó, Dell không tập trung nhiều tiền vào R&D, do đó công ty không bắt kịp được xu hướng smartphone và tablet.
Tình hình kinh doanh của công ty thực sự lâm vào cảnh khó khăn trong năm 2012. Đầu năm 2013, Michael Dell và công ty tư nhân Silver Lake thực hiện một dấu mốc quan trọng khi bỏ ra 24 tỷ USD mua lại Dell và biến nó thành một công ty tư nhân để có toàn quyền quyết định.
Chính điều đó đã dẫn đến thương vụ thâu tóm EMC kỷ lục ngày hôm qua. Có lẽ Michael Dell đã nhận ra được sai lầm của mình và ông muốn thay đổi điều đó. Liệu rằng quyết định của Michael Dell có phải là quá muộn?
Tham khảo: BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android