Những kịch bản "ác mộng" nhất dành cho Uber trong năm 2015

    Yến Thanh,  

    Vào thời điểm hiện tại, Uber được xem là 1 trong những công ty có giá trị lớn nhất thế giới.

    Vào tháng 1 vừa qua, sau khi thu về khoản tiền 1,6 tỷ USD từ Goldman Sachs, Uber đã nâng tổng mức doanh thu của mình kể từ năm 2010 lên hơn 4 tỷ USD và giá trị của công ty cũng đạt hơn 41 tỷ USD tính đến thời điểm hiện tại.

    Tuy nhiên, trước những sóng gió gần đây, có vẻ như mọi chuyện lại chẳng hề dễ dàng với Uber. Ngoài doanh thu khủng, hãng còn phải đối mặt với vô vàn đối thủ, trong đó là những cuộc chiến pháp lý và sự cạnh tranh từ các nhà thầu độc lập khác. Vậy chúng ta hãy cùng xem, đâu là những kịch bản "ác mộng" nhất dành cho công ty này?

    Hãy cẩn thận với những cơ quan ngôn luận

    More public relations blunders could cause public opinion of Uber to shift.

    Vào năm 2014, Uber đã phải nhận về những dư luận xấu khi có thông tin cho rằng, một quan chức cấp cao của công ty này đã bí mật "theo dõi" các phóng viên để lợi dụng đánh bóng tên tuổi cho tổ chức. Cụ thể, vào một bữa tiệc không chính thức trong tháng 11 vừa qua, một giám đốc điều hành của Uber có tên Emil Michael đã đề xuất việc theo dõi các phóng viên bởi 1 mục đích bí mật nào đó.

    Ngay sau khi phát hiện ra điều này, tổng biên tập của trang BuzzFeed là ông Ben Smith đã tố cáo vấn đề "nhạy cảm" này. Theo đó, ông cho rằng Uber đã vi phạm quyền cá nhân của 1 phóng viên mà không được sự cho phép của cô. Tất nhiên, Uber đã ghi nhận vấn đề trên, nhưng cuối cùng Emil Michael chỉ bị khiển trách và giữ nguyên vị trí của mình.

    Do đó, nếu tiếp tục xảy ra những vụ việc tương tự, chuyện Uber bị chỉ trích cũng như nhận được những dư luận xấu là điều hoàn toàn có thể diễn ra.

    Uber cần các lái xe, nhưng liệu họ có cần Uber?

    Uber needs its drivers for now — but drivers dont need Uber.

    Trên thực tế, Uber hoạt động dựa vào đội ngũ lái xe hùng hậu cũng như các nhà thầu độc lập làm việc cho công ty. Vào tháng 9 vừa qua, hàng loạt các lái xe Uber trên toàn thế giới đã liên tiếp phản đối chính sách tiền lương eo hẹp của công ty. Theo đó, họ cho rằng, với mức giá cạnh tranh của Uber, thù lao mà công ty trả cho họ là chưa tương xứng.

    Ngoài ra, các chính sách của công ty này cũng khiến họ không thể nhận thêm "tiền bo" từ các khách hàng sộp. Chưa hết, Uber cũng có cả 1 hệ thống đánh giá 5 sao, mà từ đó, các lái xe có thể bị loại khỏi Uber cũng như bị từ chối làm việc cho các dịch vụ taxi trong tương lai.

    Về lý thuyết là vậy, nhưng về phía các lái xe, họ có thể ngay lập tức thôi làm việc cho Uber bởi đây hoàn toàn là 1 dịch vụ mở - đơn vị ràng buộc hợp đồng không phải là Uber. Và hãy tưởng tượng 1 ngày, toàn bộ lái xe tham gia vào dịch vụ này sẽ nghỉ việc, Uber sẽ sống nhờ đâu?

    Khi lái xe lại chính là những kẻ phá đám

    Uber needs its drivers for now — but drivers dont need Uber.

    Như đã đề cập ở trên, bởi ràng buộc giữa các lái xe và Uber là chưa thực sự chặt chẽ, thì việc đặt niềm tin vào những nhân viên này chẳng khác nào một canh bạc.

    Minh chứng là hàng loạt các scandal liên quan tới Uber đã liên tục diễn ra trong khoảng 2 năm trở lại đây. Tại San Francisco, Mỹ, một lái xe của Uber được cho là bị buộc tội ngộ sát sau khi giết chết một cô gái sáu tuổi vào đúng đem giao thừa năm ngoái.

    Trong khi đó, đến tháng 9, tiếp tục 1 lái xe của hãng đã bị bắt bởi hành động tấn công khách hàng bằng 1 chiếc búa. Cũng trong khoảng thời gian này, 1 tài xế chạy xe cho Uber tại Orlando cũng bị báo cáo là "sàm sỡ" 1 khách hàng nữ.

    Điều này khiến dư luận đặt ra rất nhiều câu hỏi dành cho Uber rằng đạo đức của họ đặt ở đâu khi những tài xế mang thương hiệu này lại hành xử "thiếu nhân cách" như vậy? Rằng Uber là hãng taxi cam kết sự riêng tư cũng như an toàn nhiều nhất nhưng lại là công ty vướng phải nhiều scandal liên quan đến tài xế nhất.

    Trong khi Uber có đủ hầu bao và thời gian để "lo lót" cho những vụ lùm xùm trên, tốt nhất, hãng nên tập trung đến việc đào tạo lái xe kĩ càng trước khi họ tiếp tục gây ra những vụ việc tương tự.

    Xe ô tô tự hành của Google có thể thay thế Uber?

    Googles self-driving cars could run Uber off the road.

    Trong khi Uber vẫn đang ngập đầu trong những rắc rối thì Google được cho là cũng sẽ phát triển 1 dịch vụ tương tự nhưng sẽ tiết kiệm được chi phí nhân công. Theo đó, ông trùm ngành công nghệ Google đã ấp ủ mong muốn sản xuất chiếc xe tự lái từ năm 2010, mặc dù bản vẽ của chiếc xe đã ra mắt từ tháng 5 năm ngoái nhưng phải tới thời điểm này, chúng ta mới được chiêm ngưỡng hình ảnh thực sự của nó.

    Chiếc xe sẽ được trang bị những bộ cảm biến để có thể nhìn được những gì đang xảy ra trên đường, hệ thống nhận biết tín hiệu giao thông và hệ thống bản đồ. Google cho biết sẽ tiếp tục kiểm tra các trình điều khiển xe của mình và hy vọng rằng chiếc xe sẽ được lưu hành trên đường phố California trong năm 2015.

    Tuy nhiên, Uber được cho là cũng tung ra những chiếc xe taxi hoạt động theo mô hình tương tự, nhưng hãy nhớ rằng Google đã mất tới gần 5 năm để hiện thực hóa ý tưởng nên việc Uber gặp khó là điều dễ dàng đoán được. Và nếu Google nhanh chân hơn, rất có thể, kẻ nếm mùi thất bại chính là Uber.

    Uber sẽ bại trận tại Châu Á

    Uber could lose out in Asia.

    Vào tháng 12 vừa qua, Uber được cho là đã mạnh tay đầu tư tới 1,2 tỷ USD vào thị trường Châu Á nhằm đặt 1 chân vào "hũ tiền" khá mới mẻ này. Thế nhưng, xem ra, những liên minh quyền lực tại đây sẽ chẳng để yên cho Uber thực hiện tham vọng của mình. Theo nguồn tin từ BuzzFeed News, Softbank Capital nhà thầu của GrabTaxi và OlaCabs sẽ liên tục "để mắt" tới Uber.

    Dù cho hãng có đầu tư hàng loạt các dịch vụ tại thị trường Châu Á như Bắc Kinh, Bangkok hay Tokyo, thì Uber vẫn phải đối mặt với rất nhiều trở ngại ở phía trước. Minh chứng là Hàn Quốc đã ngay lập tức ban bố lệnh cấm với dịch vụ taxi Uber cũng như mức phí và hình thức thanh toán của hãng này. Lý do lớn nhất mà Hàn Quốc đưa ra chính là lý do về an ninh và quyền lợi người dùng.

    Tất nhiên, ai cũng hiểu ở đây, Uber đã bị hất cẳng bởi Softbank - 1 công ty có quan hệ lâu năm với các chính phủ tại Châu Á. Và nếu tiếp tục bị từ chối tại nhiều quốc gia hơn nữa, đây sẽ là 1 ván bài rủi dành cho Uber.

    Uber sẽ bị các cơ quan chức năng "sờ gáy"

    Government crackdowns could close the regulatory loopholes that have helped Uber operate.

    Trong khi Uber đang "trưng bày" 1 mô hình kinh doanh tích cực, có lợi cho cả người dùng và cánh tài xế thì quan điểm của các chính phủ lại hoàn toàn ngược lại. Uber bị cho là thiết lập mô hình kinh doanh mà chưa hề có sự cho phép của các chính quyền địa phương. Và đó chính là thách thức lớn nhất mà hãng đang gặp phải.

    Trong khi Uber luôn tự hào về đội pháp chế của mình với sự góp mặt của cựu cố vấn cho tổng thống Obama là David Plouffe thì ngay trên đất Mỹ, cụ thể tại bang Nevada hay Oregon, dịch vụ này đã hoàn toàn bị đóng cửa. Ngoài ra, tại Đức, Pháp, Hà Lan, Uber cũng đều bị từ chối. Và đây có thể coi là hiệu ứng domino mà hãng không muốn gặp phải.

    Sẽ chẳng ai biết được điểm rơi chỉ số IPO của Uber

    Nobody knows what Ubers IPO will hold.

    Ở thời điểm hiện tại, Uber là 1 trong những công ty tư nhân có giá trị cao nhất - khoảng 41 tỷ USD và sớm muộn gì thì hãng cũng sẽ chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng. Tuy nhiên, giá trị cực lớn của Uber có thể khiến hàng chịu quá nhiều kì vọng từ các nhà đầu tư tiềm năng.

    Một nhà phân tích cho rằng: "Nếu Uber tiến hành IPO trên sàn chứng khoán, ít nhất giá trị của công ty sẽ tăng gấp đôi, nghĩa là ngang bằng với Facebook - khoảng 104 tỷ USD. Câu hỏi đặt ra là liệu Uber có phát huy được sức mạnh của mình, đồng thời mở rộng tầm bao phủ lên toàn thế giới như các mà Mark Zukerberg đã làm trong khi liên tục có các scandal cũng như sự phản đối từ các chính phủ?"

    Trong khi Uber chưa đưa ra bình luận gì cho việc tiến hành IPO thì xuất hiện nhiều thông tin rằng, nếu không nhanh chóng phát hành chứng khoán trong 4 năm nữa, hãng sẽ phải đối mặt với khoản lãi trả cho Goldman Sachs. Điều này đồng nghĩa với việc Uber sẽ phải công bố báo cáo tài chính thức của mình và điều gì sẽ xảy ra khi các nhà đầu tư phát hiện ra Uber không phát triển nhanh như họ tưởng?

    Thêm một vụ kiện đồng nghĩa với "tầng tầng lớp lớp" khó khăn

    One lawsuit could dramatically alter Ubers business model.

    Trong khi những bê bối liên quan tới tài xế chưa chấm dứt, mới đây, Uber và một trong những đối thủ cạnh tranh của họ là Lyft hiện đang phải đối mặt với vụ kiện có liên quan tới các lái xe tham gia dịch vụ của mình. Tuy nhiên, có vẻ như, đây không phải là 1 vụ kiện đơn thuần mà nó có thể khiến cả 2 hãng phải thay đổi toàn bộ mô hình kinh doanh đang đó.

    Theo đó, khi tham gia vào Uber hay Lift, các lái xe phải tự thanh toán tất cả các chi phí của họ như xăng xe, phí bảo dưỡng, bảo hiểm và một vài các khoản phí liên quan tới cầu đường. Ngoài ra, cả 2 hãng dịch vụ taxi cũng đều không phải quan tâm tới những vấn đề an sinh xã hội của cánh tài xế như các loại bảo hiểm hay thuế quan.

    Do đó, vụ kiện này ra đời nhằm đòi lại công bằng cho các lái xe khi tham gia vào các dịch vụ taxi từ Uber hay Lift. Và nếu Uber thất bại, họ sẽ phải trả thêm 40% chi phí cho các tài xế, đồng nghĩa với việc mức phí cực rẻ mà hãng đang áp dụng sẽ phải tăng lên. Câu hỏi đặt ra là nếu thua kiện, liệu sẽ còn ai sử dụng dịch vụ taxi của Uber khi nó không còn rẻ như trước?

    Trên thực tế...

    But really...

    Dù đã có rất nhiều kịch bản xấu dành cho Uber trong những ngày sắp tới, nhưng lại chẳng ai chỉ ra được, nó sẽ gây tổn hại thế nào đối với số tiền khổng lồ mà hãng đang sở hữu.

    Về cơ bản, tại một số thị trường, Uber tạo ra hàng trăm triệu USD doanh thu hàng năm. Cụ thể, kể từ tháng 12/2013, hệ thống của Uber ghi nhận hơn 100.000 chuyến mỗi tuần tại các thành phố lớn như Washington, New York, Chicago, San Francisco và Los Angeles.

    Tại thời điểm này, Uber được cho là thu về khoảng 11,7 triệu USD tại Washington, 26 triệu USD tại New York, 12,7 triệu USD tại Chicago, còn tại San Francisco, hãng cũng tạo ra khoảng 17,7 triệu USD. Do đó, thông qua các con số này, chúng ta có thể áng chừng hơn 1 tỷ USD là số tiền mà hãng thu về mỗi năm, cùng mức tăng trưởng chóng mặt 369% từ năm 2012 tới năm 2013.

    Mới đây, nguồn tin thân cận với công ty cũng cho biết, tổng doanh thu của Uber dự kiến sẽ đạt khoảng 10 tỷ USD vào năm 2015. Còn theo nhà phân tích Henry Blodget của trang Business Insider, tốc độ tăng trưởng doanh thu của Uber sẽ đạt 300% trong năm nay và năm tiếp theo. Ngoài ra, ông cũng kì vọng nếu Uber sớm tiến hành IPO, ít nhất, định giá của công ty sẽ đạt 100 tỷ USD - tương đương với Facebook.

    Trong đó, điểm cốt lõi mà Uber đang theo đuối chính là cung cấp những dịch vụ tiện lợi nhưng sở hữu mức giá hợp lý. Đơn giản, bạn chỉ cần 1 vài thao tác trên smartphone bạn có thể nhìn thấy lộ trình cũng như hướng di chuyển của lái xe trên bản đồ.

    Hơn nữa, thông tin thẻ tín dụng của bạn luôn được lưu trong các ứng dụng, do đó bạn không cần phải mò mẫm với chiếc ví của mình ở phần cuối của chuyến đi. Nhìn chung, có thể Uber không hoàn hảo, nhưng đây được coi là 1 dịch vụ tốt so với hầu hết những chiếc taxi thông thường.

    Tham khảo: businessinsider

    >> Uber là startup tốt nhất năm 2014

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ