Những kỹ sư gốc Việt cự phách nhất mang dấu ấn của Viện Công nghệ MIT

    PV,  

    Những kỹ sư gốc Việt đã minh chứng được rằng, người Việt có thể tiến xa đến đâu trong trí tuệ nhân loại, họ không bao giờ là những công dân hạng hai và quan trọng là họ chưa bao giờ dừng lại. Tuy nhiên, có một điểm chung đáng chú ý, họ đều được hưởng thụ sự giáo dục của Viện Công nghệ MIT Hoa Kỳ.

    Lê Việt Quốc: Người dạy cho cỗ máy những bài học

    Giữa tháng 3/2016, trí thông minh nhân tạo (AI) gây chấn động, khi hạ đương kim vô định cờ vây thế giới Lee Se-dol với tỉ số 4:1. Theo suy đoán, khoảng chục năm nữa AI mới dành chiến thắng trong bộ môn này, nhưng AlphaGo của Google lại khiến suy đoán này chấm dứt nhanh hơn thế.

    Trên thế giới, có những người không quá nhiều ngạc nhiên về việc này, họ là người sớm biết tới AI và đã dậy cho máy tính những bài học, trong đó Lê Việt Quốc (34 tuổi), kỹ sư phần mềm tại Google Brain.

    Kỹ sưu sinh ra tại Việt Nam, được Viện khoa học MIT - Massachuset Institute of Technology (Hoa Kỳ) vinh danh là 1 trong 35 nhà sáng chế tài năng nhất dưới 35 tuổi vào năm 2014. Mới đây, Google cũng vừa công bố những bước đột phá của họ trong việc nghiên cứu AI, một trong những tác giả được đề cập đến đó là Lê Việt Quốc.

    Ngay từ khi 14 tuổi, Lê Việt Quốc đã sớm nhận ra khả năng của AI. Sau này, khi học tại Đại học quốc gia Úc (Australian National University), tiếp đó là học Tiến sĩ tại Stanford, Lê Việt Quốc có nhiều điều kiện để lập ra các phần mềm và thử nghiệm với AI, đồng thời nhận ra rằng: “máy tính có thể tự học”.

    Việt Quốc đã tìm ra giải pháp, xây dựng một mạng lưới neuron ảo có khả năng xử lý dữ liệu nhanh gấp hàng nghìn lần các phương pháp cũ. Nhận ra tài năng hiếm có, Google đã không bỏ lỡ thời cơ mời Việt Quốc về thử nghiệm cùng với một nhà khoa học về AI khác là Andrew Ng. "Rất ít người thực sự hiểu được vì sao máy móc lại có thể học hỏi và tư duy. Deep Learning (học sâu) vẫn còn là khái niệm rất mới", CNN dẫn lời Việt Quốc cho biết.

    Năm 2012, bằng cách xem 10 triệu hình ảnh từ Youtube và phân tích, hệ thống AI do Việt Quốc và các đồng sự trong dự án Google X đã nhận ra được con người và 3000 sự vật khác nhau, gây choáng váng các nhà khoa học, hiện nay các giải pháp về AI của Việt Quốc và đồng sự vẫn đang được ứng dụng trong các công nghệ mới của Google.

    Thuận Phạm: CTO của Uber

    Giám đốc công nghệ của Uber (CTO) là một người gốc Việt và dường như, ngay từ đầu cuộc sống đã rèn luyện cho ông từ những rủi ro hiếm có trong cuộc đời. Năm 1979 Phạm Thuận khi đó mới 10 tuổi rời Việt Nam cùng mẹ, em trai và 300 người khác trên một con thuyền, không có áo phao.

    Tech in Asia thực hiện bài viết về Phạm Thuận nói, ngay khi đến Malaysia, gia đình ông bị từ chối tị nạn, mẹ của ông nhanh chóng có quyết định đưa hai con trai đến đảo Letung ở Indonesia, nơi mà cả gia đình đã phải vận lộn để kiếm sống.

    Nghĩ về thời điểm đó, Thuận nói: “Chúng tôi không hoảng sợ. Thực tế, chúng tôi rất bình tĩnh và không đầu hàng hoàn cảnh. Nó cũng như cuộc hành trình của một startup. Ngay cả khi bạn mất tất cả trong một ngày, bạn vẫn có thể xây dựng lại tất cả nếu giữ được sự bình tĩnh”.

    10 tháng sau, Hoa Kỳ chấp nhận đơn tị nạn của mẹ con ông và chuyển đến sống ở Maryland.

    Năm 1986, Thuận được nhận học chương trình cử nhân khoa học máy tính tại MIT, tốt nghiệp năm 1991 và làm việc tại các công ty HP Labs, Silicon Graphics, DoubleClick, VMWare.

    Năm 2013, Phạm Thuận đầu quân cho Uber, hiện nay startup này được định giá khoảng 62 tỷ USD, hơn ¼ GDP của Việt Nam năm 2015.

    Hiện, Uber đang được vận hành trơn tru, hiệu quả, Phạm Thuận và đồng sự đã phát triển nhiều công nghệ, giúp Uber luôn hoạt động tốt, bất chấp những sự cố có thể diễn ra ở khâu nào đó trong hệ thống.

    Sonny Vũ: “Công ty có những nhân viên xuất sắc nhất với giá tốt nhất”

    Trong Thung lũng Silicon, cặp vợ chồng Sonny Vũ và Lê Diệp Kiều Trang là những người mang dòng máu Việt có “máu mặt”.

    Không cần nhờ đến sự kiện tập đoàn Fossil Group mua lại Misift với giá 260 triệu USD vào tháng 11/2015, Sonny Vũ đã sớm được biết tới từ năm 2012.

    Là sinh viên Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), từ năm 1996, Sonny Vũ có nhiều kinh nghiệm khác nhau về khởi nghiệp, trong đó có cả những thành công và thất bại.

    Sự nghiệp của Sonny Vũ có bước ngoặt quan trọng khi tháng 4/2012, Misfit Wearables được đưa vào hoạt động, đây là công ty chuyên về các thiết bị theo dõi sức khoẻ có thể đeo được.

    Thay vì đặt trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Mỹ, Sonny Vũ quyết định thành lập trung tâm R&D tại Việt Nam, thiết kế phần cứng tại những quốc gia như Hàn Quốc, Mỹ, Sonny Vũ từng trả lời phỏng vấn: "ở Misfit có một nguyên tắc tuyển dụng là chọn những nhân viên xuất sắc nhất với mức giá tốt nhất”.

    Sau khi trở thành triệu phú USD, Sonny Vũ vẫn không nghỉ ngơi mà anh cho biết vẫn tiếp tục làm việc cho Misfit trong vai trò Chủ tịch kiêm Giám đốc kỹ thuật.

    Misfit là một công ty danh tiếng, hơn tất cả, đó còn là tình yêu của Sonny Vũ.

    Tri Tran: Đồng sáng lập công ty 300 triệu USD

    "Khi 22 tuổi, tôi có thể mua đồ ăn sẵn. Nhưng khi lớn tuổi rồi, tôi không thể ăn chúng mỗi ngày được", Bloomberg phỏng vấn Tri Tran và đưa ra nguyên nhân, tại sao anh lại thành lập Munchery - hãng chuyên giao đồ ăn sẵn đến tận nhà.

    Sinh ra tại Vũng Tàu, năm 1986 Tri Tran và gia đình sang Mỹ định cư, sau thời gian bỡ ngỡ ban đầu để làm quen với nền văn hoá, ngôn ngữ mới, Tri Tran được nhập học tại Viện MIT.

    Sau khi kết hôn cùng một cô gái Việt, và sống tại Union City, phía nam Oakland, nơi hàng xóm của anh là một đầu bếp lành nghề, có thể kiếm 500 – 700 USD/ngày, nhưng anh ta không thể nấu được cho nhiều người.

    Tri Tran nói về điều đó với bạn của mình là Chu, cả hai ấp ủ về việc xây dựng một trang thương mại điện tử, lấy tên là Munchery vào năm 2010.

    Munchery từng có quãng khởi đầu khó khăn, như bị nhiều quỹ đầu tư từ chối, bản thân Tri Tran và Chu phải làm đủ các công việc cho Munchery, từ bán đồ ăn, làm lái xe vận chuyển...

    Dần dần, bằng nhiều chiến lược khác nhau, Munchery trở thành địa chỉ uy tín để các khách hàng và những người đầu bếp tìm đến nhau, giờ đây các khách hàng có thể đặt trước những món ăn ngon lành, tươi mới qua website Munchery.

    Năm 2012, Munchery được cấp vốn 210.000 USD từ các nhà đầu tư, kể từ năm 2010, Munchery đã cung cấp ra hơn 3 triệu bữa ăn, thực đơn phong phú, có thể gọi đồ dễ dàng từ các thiết bị thông minh di động.

    Hiện công ty được định giá khoảng 300 triệu USD, trên trang chủ của Munchery, công ty giới thiệu khá đầy đủ về bộ máy nhân sự đang hoạt động tại đây, trong đó có ảnh của Tri Tran với hai người con trai của mình.

    Theo ictnews

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ