Robot đã có thể viết báo, bao giờ thay được con người?

    Thiên Long,  

    Cỗ máy nhà báo có tên Dreamwriter mới được hãng Tencent, Trung Quốc có thể viết được một bài viết có độ dài khoảng 1.000 từ chỉ trong vòng 60 giây.

    Gã khổng lồ mạng xã hội và trò chơi trực tuyến của Trung Quốc Tencent vừa phát hành bản báo cáo kinh doanh đầu tiên được viết bằng robot. Bản báo cáo được xuất bản thông qua cổng thông tin QQ.com.

     Trong tương lai không xa, chúng ta sẽ được đọc những bài báo chính thống do chính tay robot viết ra.

    Trong tương lai không xa, chúng ta sẽ được đọc những bài báo chính thống do chính tay robot viết ra.

    Cỗ máy robot có tên Dreamwriter đã viết được tổng cộng 916 từ. Theo cảm nhận của Li Wei, phóng viên của một tờ báo địa phương: "Chữ viết hầu như đều rất dễ đọc. Tôi khó có thể nói đây không phải chữ viết của một con người".

    Điều đặc biệt là mọi chữ đều được viết bằng tiếng Trung Quốc và hoàn tất chỉ trong vòng một phút. Tiếng Trung Quốc theo hệ chữ tượng hình vốn lâu nay luôn được coi như là một trong những ngôn ngữ khó viết nhất trên thế giới, nhưng cỗ máy robot này đã làm được và thậm chí làm rất thành công.

    Dreamwriter là cỗ máy robot viết báo được Tencent thiết kế chuyên viết những tin tức tài chính cơ bản cho công ty. Dreamwriter ra mắt chỉ chưa đầy hai tuần sau khi Tencent mới đây cũng vừa công bố sản phẩm phần cứng thông minh đầu tiên của hãng là một quả bóng robot điều khiển bằng ứng dụng smartphone.

    Quả bóng này có thể tương tác với người dùng thông qua các trò chơi. Đáng tiếc là sản phẩm này chưa được Tencent thương mại hóa trên thị trường.

     Một cậu bé đứng nhìn một chú robot đang giải khối rubic tại Triển lãm quốc tế Interet Plus Exposition ở Phật Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc.

    Một cậu bé đứng nhìn một chú robot đang giải khối rubic tại Triển lãm quốc tế Interet Plus Exposition ở Phật Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc.

    Trong khi đó, chủ đề bài viết của Dreamwriter lại đề cập đến chỉ số giá tiêu dùng tháng Tám của Trung Quốc. Tuy vậy, Tencent hiện vẫn giữ kín các chi tiết xoay quanh dự án nghiên cứu robot nhà báo này.

    Theo truyền thông Trung Quốc khẳng định, Dreamwriter đủ khả năng để đánh bại những nhà báo, phóng viên tin tức. Bởi lẽ, bài viết của con robot này thậm chí còn được nhiều chuyên gia phân tích hàng đầu sử dụng để trích dẫn cho những phân tích về triển vọng kinh tế của Trung Quốc.

    Chia sẻ về khả năng đối đấu với Dreamwriter trong tương lai gần, Li cho biết: "Tôi đã từng nghe về robot phóng viên trong một thời gian dài nhưng tôi tưởng chúng chỉ có mặt tại Mỹ và Châu Âu. Về phần mình, tôi vẫn chưa sẵn sàng để cạnh tranh chúng chúng".

    Thực tế đúng như câu chuyện của Li đã chia sẻ, robot đang dần lấn sân vào rất nhiều các lĩnh vực trong đời sống của con người, không chỉ trong các ngành công nghiệp mà thậm chí còn xuất hiện hàng ngày trong đời sống của nhiều người ví dụ như robot chăm sóc y tế, robot dọn nhà.

    Ngay cả trong ngành báo chí, trong nhiều năm qua, nhiều quốc gia phát triển như Mỹ và khu vực Châu Âu đã bắt đầu thử nghiệm những cỗ máy robot viết báo với nội dung đơn giản và thậm chí cả những bài phân tích phức tạp thay thế cho con người. Tuy nhiên, Dreamwriter là mẫu robot viết được tiếng Trung Quốc đầu tiên được cho ra đời.

     Một du khách đang nói chuyện với robot Xiaodu của Baidu tại Hội nghị Thế giới Baidu 2015 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Xiaodu là mẫu robot AI có khả năng truy cập vào cơ sở dữ liệu tìm kiếm của Baidu để phản hồi bằng giọng nói. Ảnh Tân Hoa Xã.

    Một du khách đang nói chuyện với robot Xiaodu của Baidu tại Hội nghị Thế giới Baidu 2015 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Xiaodu là mẫu robot AI có khả năng truy cập vào cơ sở dữ liệu tìm kiếm của Baidu để phản hồi bằng giọng nói. Ảnh Tân Hoa Xã.

    Theo một phát biểu của giáo sư Wu Dekai tại ĐH. Khoa học và Công nghệ Hồng Kông hồi năm 2012 cho biết: "Tạo ra được những bài viết với ngôn ngữ rõ ràng, theo sau là một khuôn mẫu nhất định không phải là điều khó khăn đối với những cỗ máy tính. Do vậy không có lý do gì biện hộ cho việc tại sao chúng không thể viết tốt bằng tiếng Trung Quốc".

    Wu là người Trung Quốc duy nhất vinh dự được coi như là một đồng sáng lập của Hiệp hội Ngôn ngữ máy tính .

    Thực tế cho thấy, gần như hàng triệu tin bài đã được viết ra và phát hành hoàn toàn bằng máy tính tại Mỹ trong những năm gần đây.

    Công ty Narative Science có trụ sở tại TP. Chiacago, Mỹ đã phát hành các tin bài liên quan đến những câu chuyện thể thao và báo cáo tài chính ít nhất từ năm 2012 tới những người đăng ký nhận tin. Trong đó bao gồm cả trang tin điện tử của tạp chí Forbes và Big Ten Network, một đài truyền hình dành riêng cho các trường đại học thể thao tại Mỹ.

    Narative Science đã sử dụng những con robot chuyên viết tin bài, câu chuyện bằng cách sử dụng thuật toán đối chiếu dữ liệu, tìm kiếm các khuôn mẫu bài viết và trích dẫn nguồn tin thông qua quá trình chọn lọc hàng loạt tài liệu, trong đó có các tài liệu trực tuyến.

    Thuật toán sau đó sẽ đi tìm hiểu để xác định những "bước ngoặt" trong một bài viết, ví dụ như những khoảnh khắc ấn tượng nhất trong một trò chơi thể thao hoặc một giao dịch kinh doanh để làm nổi bật những thông tin đó trong bài viết.

    Tuy vậy, những công nhân robot này không hề có ngày nghỉ, không có thời hạn công việc cũng như sản xuất tin bài với chất lượng được nghiên cứu kỹ càng nhất.

     Một nữ sinh đang lắng nghe sự chỉ dẫn của giáo viên về cách sử dụng bộ thiết bị đeo để điều khiển robot tại trường ĐH. Kỹ thuật Thông tin PLA ở Trịnh Châu, tình Hà Nam, Trung Quốc. Ảnh Reuters.

    Một nữ sinh đang lắng nghe sự chỉ dẫn của giáo viên về cách sử dụng bộ thiết bị đeo để điều khiển robot tại trường ĐH. Kỹ thuật Thông tin PLA ở Trịnh Châu, tình Hà Nam, Trung Quốc. Ảnh Reuters.

    Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Wired một vài năm trước đây, đồng sáng lập Narative Science Kris Hammond dự đoán sẽ có hơn 90% số tin tức tại Mỹ sẽ được viết bằng các chương trình lập lập trình máy tính trước năm 2027.

    Khi được hỏi thêm một câu hỏi hóc búa nữa về việc liệu robot sẽ mất bao lâu nữa để có thể chiến thắng giải thưởng báo chí danh giá Pulitzer, Hammond lúc đó mới chỉ là một giáo sư khoa học máy tính kiêm nhà báo tại ĐH Northwestern trả lời không chớp mắt: "5 năm".

    Đáng tiếc là câu nói đó chỉ mới vừa được nói ra cách đây tròn 3 năm trước.

    Rõ ràng đây là một câu chuyện đáng mừng cho nền khoa học công nghệ nhân loại nhưng cũng chính là mối đe dọa cho những nhà báo đang tác nghiệp trên toàn thế giới.

    Tham khảo South China Morning Post

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày