Trong vụ bắt cóc con tin tại Sydney, Uber đã chịu sự phản đối mạnh mẽ từ người dùng vì tăng giá cước lên gấp 4 lần.
Các phản ứng dữ dội của người dân Úc nhằm chống lại mức giá quá cao của Uber trong cuộc khủng hoảng con tin tại Sydney đã khiến nhiều người thắc mắc tại sao dịch vụ gọi xe vốn được biết với giá rẻ lại có mức tăng ấp 4 lần như vậy. Thậm chí, nhiều khách hàng còn cho rằng Uber đang cố tình lợi dụng sự hỗn loạn để kiếm lời với mỗi chuyến đi mất tối thiểu 82,5 USD.
Sau khi thông tin lan truyền trên twitter, Uber Sydney đã bày tỏ sự "quan ngại" về vụ bắt cóc con tin và cho biết họ sẽ hoàn tiền cho tất cả chuyến đi tại thời điểm nói trên. Nhưng cách thức tính giá của Uber vẫn còn là dấu hỏi lớn với nhiều người dùng, đặc biệt khách hàng tại Việt Nam, nơi mà Uber mới đặt chân đến và đang tạo được những dấu ấn tốt.
Giá Uber tăng khi nào?
Trước khi nói về vấn đề tăng cước, chúng ta cần lưu ý hệ thống tính cước của Uber hoàn toàn tự động, không có sự can thiệp của con người.
Thuật toán tính giá tự động của Uber có thể phát hiện ra các tình huống sử dụng khác nhau, ví dụ vào giờ cao điểm nhiều người cùng gọi xe trong khi số lượng xe hiện có hạn, hệ thống sẽ tăng giá tương ứng với sự thiếu hụt này.
Tuy nhiên diều đó không có nghĩa rằng Uber kiếm lời khi nhu cầu di chuyển cao mà nó hoạt động theo tiêu chí của công ty, tức là phục vụ người thực sự cần di chuyển. Tôi sẽ sử dụng một ví dụ để bạn dễ hình dung hơn về cách tính cước này:
Trong trường hợp có 2 người cùng gọi xe ở gần nhau, trong khi khu vực đó chỉ có duy nhất một xe Uber. Hệ thống tính cước sẽ tự động tăng giá và hiển thị ở màn hình điện thoại của 2 người dùng nói trên. Người dùng nào thực sự có nhu cầu di chuyển ngay lập tức thì sẽ đồng ý mức giá và có xe.
Uber cung cấp xe cho người thực sự cần đi, không phải cung cấp cho người gọi xe trước. Đây cũng là một điểm gây tranh cãi của nhiều người dùng. Một số người phản đối cho rằng nên gọi xe theo dạng taxi truyền thống, ai gọi trước sẽ được xe và mức cước không đổi, ai gọi sau nếu hết xe sẽ phải chấp nhận đợi hoặc di chuyển bằng phương tiện khác. Ngược lại, những người ủng hộ lại cho rằng cách thức trên giống với việc "đấu giá", và sản phẩm sẽ dành cho ai thực sự cần nó, sẽ thật khó chịu khi bạn đang cần di chuyển gấp nhưng chỉ vì gọi xe sau nên không thể sử dụng dịch vụ.
Ngoài ra, một yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề tăng cước của Uber nằm ở cách bố trí xe của ứng dụng này. Nếu như taxi truyền thống hay GrabTaxi khi nhận được yêu cầu của khách hàng sẽ gửi thông báo tới tất cả lái xe trong khu vực thì Uber chỉ gửi cho duy nhất một xe gần vị trí yêu cầu. Nếu xe đầu tiên này không nhận khách, các xe Uber tiếp theo mới có thể phục vụ bạn. Dễ dẫn tới tình trạng nhiều người ở gần nhau cùng gọi xe và chỉ có 1 xe phục vụ, giá sẽ bị đội lên so với ban đầu.
Tuy nhiên theo chia sẻ của Bill Gurley - Một nhà đầu tư của Uber chia sẻ, số lượng chuyến đi bị tăng giá cước chỉ ở mức dưới 10%.
Tại Việt Nam có áp dụng mức cước linh động này hay không?
Theo một nguồn tin riêng của chúng tôi, hiện tại Uber tại TP.HCM đã áp dụng hình thức tính cước nói trên vì nhu cầu sử dụng đã bắt đầu ổn định so với thời kỳ mới xuất hiện. Tuy nhiên số chuyến có tăng cước rất ít, và hầu hết vào những thời điểm như khi trời mưa to, có nhiều người cùng gọi xe.
Đối với Uber tại Hà Nội, dịch vụ đã chính thức hoạt động với số lượng xe đã tăng khá nhanh và người dùng bắt kịp với xu hướng. Hiện tại tình hình hoạt động của Uber tại Hà Nội khá tốt. Nguồn tin này cho biết Uber Hà Nội chưa áp dụng chính sách cước linh hoạt, hiện tại mức cước vẫn cố định và chỉ có dòng xe UberBlack. Chiếc xe sang đắt tiền nhất của Uber Hà Nội hiện tại lại Lexus GS350 có giá lên đến hơn 3 tỷ VNĐ.
Trong năm tới, dịch vụ này sẽ có thêm nhiều dòng se cao cấp và trung cấp, xuất hiện thêm UberX với các xe như Honda Civic cùng mức cước thấp hơn.
>> Cách tính giá cước của Uber khác gì so với taxi truyền thống?
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?