Dự án SpaceX của Elon Musk đang đặt tham vọng mang internet vệ tinh đến với mọi ngóc ngách của Trái Đất với mức giá thấp hơn internet cáp quang hiện nay.
Vào thời điểm tháng Giêng năm nay, doanh nhân Elon Musk đã công bố chính thức những gì ông muốn làm với công ty tên lửa SpaceX của mình. Theo đó, ông muốn xây dựng một mạng lưới gồm 4000 vệ tinh internet quanh quỹ đạo vào năm 2030.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì hiện tại, chỉ có Mỹ, Châu Âu và một vài nước Châu Á có mạng lưới internet mạnh mẽ và đáng tin cậy. Hầu hết những vùng còn lại có khả năng truy cập internet rất hạn chế, thậm chí có nơi không biết internet là gì.
Theo Rajeev Badyal, Phó chủ tịch phụ trách hệ thống kỹ thuật của SpaceX cho biết dự án này có thể làm thay đổi mọi thứ. Ông cho biết một khi 4000 vệ tinh internet đã được phóng thành công lên quỹ đạo, bạn chỉ cần có một chiếc hộp thu sóng nhỏ như hộp pizza và đặt nó bất kỳ nơi nào ngoài trời là đã có thể kết nối internet cho dù đó là Bắc Cực, giữa Thái Bình Dương hay trên đỉnh Everest. Tất nhiên, Badyal cũng thừa nhận để thực hiện được mục tiêu đó không hề dễ dàng chút nào.
Hiện tại, 99% kết nối internet trên thế giới đến từ 550.000 dặm cáp quang dưới đại dương, internet qua vệ tinh mới chỉ chiếm 1% khiêm tốn. Việc triển khai một đường dây cáp mới mất hàng tháng trời với chi phí hàng trăm triệu USD nhưng hiện tại nếu so sánh thì vẫn rẻ hơn internet qua vệ tinh. Tuy nhiên, một khi SpaceX được triển khai thành công mọi chuyện sẽ khác hoàn toàn.
Để phóng 1 vệ tinh internet cần chi phí khoảng nửa tỷ USD và Elon Musk đang muốn tăng tăng gấp 3 lần số vệ tinh internet vào thời điểm này với chi phí thấp hơn. Để giải quyết vấn đề này, SpaceX đang cố gắng xây dựng một tên lửa có thể tái sử dụng nhiều lần và giảm kích thước các vệ tinh so với hiện nay. Đây cũng là nguyên nhân SpaceX tăng cường số lần thử nghiệm loại tên lửa này đến vậy.
Chi phí đầu tư cao, tính cạnh tranh thấp đó chính là một trong những lí do khiến cho chúng ta vẫn đang sử dụng công nghệ vệ tinh của 25 năm về trước. Thay vì đầu tư một mức chi phí quá lớn, nhiều nhà cung cấp internet đã sử dụng cáp quang mặc dù vẫn thấy được một số hạn chế của công nghệ này, ví dụ như khó tiếp cận đến những khu vực xa xôi, hẻo lánh (do chi phí đầu tư cao, ít người dùng, lợi nhuận thu lại không cao).
Với kế hoạch của mình, Elon Musk có thể thay đổi ngành công nghiệp internet nếu thành công và hiện tại ông cũng không ngần ngại gửi đi thông điệp đến các đối thủ của mình: "Trong trường hợp mọi người mắc kẹt với Time Warner hay Comcast (2 dịch vụ cáp quang nổi tiếng của Mỹ), đây là một cơ hội để từ bỏ (chuyển sang sử dụng internet vệ tinh)".
Một chương trình truyền hình vệ tinh như tưởng tượng của Musk có chi phí khoảng 10 tỷ USD và mất ít nhất 5 năm để xây dựng. Trước đó, Facebook, Virgin Galactic cũng có ý định tham gia vào cuộc chơi internet vệ tinh nhưng cuối cùng những kế hoạch này phải tạm hoãn do chi phí đầu tư quá lớn.
Badyal cho biết một mạng lưới vệ tinh internet toàn cầu sẽ có rất nhiều ứng dụng như giúp các nhà khí tượng tạo ra bản đồ thời tiết toàn cầu trực tuyến, các cơ quan thực thi pháp luật sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong việc theo dõi tội phạm. Thậm chí, tham vọng của Elon Musk còn muốn xây một hệ thống tương tự trên sao Hỏa.
SpaceX vẫn còn rất nhiều việc phải làm để đi đến thành công mà một trong những việc quan trọng là phải chế tạo thành công tên lửa tái sử dụng. Đồng thời, vệ tinh internet cũng phải được cung cấp với mức giá thấp hơn internet cáp quang. Đây cũng là hi vọng để mang internet đến các vùng hẻo lánh trên Trái Đất. Elon Musk tự tin cam kết các chương trình truyền hình qua vệ tinh internet sẽ mang lại một nguồn thu lớn cho SpaceX, giúp dự án này đủ vốn để đầu tư mở rộng.
Tham khảo: Mashable
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?