Thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh nhiều về hoạt động của dịch vụ vận tải hành khách ứng dụng công nghệ mạng để điều hành (Uber).
Ảnh minh họa
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh xem xét, giải quyết kiến nghị của Hiệp hội Taxi TP. Hồ Chí Minh liên quan đến việc xem xét, cân nhắc thời điểm cho phép dịch vụ vận tải hành khách ứng dụng công nghệ mạng để điều hành (Uber) hoạt động tại Việt Nam.
Hiện nay, dịch vụ này vẫn đang hoạt động, chủ yếu tại thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Việc ứng dụng công nghệ mạng để điều hành của Uber là hoạt động hoàn toàn mới so với hoạt động của các hãng taxi tuyền thống. Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang nghiên cứu để có giải pháp quản lý loại hình doanh nghiệp này, trong đó có việc xem xét vi phạm (nếu có) của Uber.
Trước đó, Hiệp hội taxi TPHCM đã làm văn bản kiến nghị Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải đề nghị chấm dứt hoạt động của Uber tại Việt Nam cho đến khi có quy định mới của Nhà nước phù hợp với loại hình vận tải thông qua phần mềm Uber.
Ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội taxi TPHCM cho rằng, Uber đang biện minh cho việc làm của mình là môi giới, vì thế họ rũ bỏ mọi trách nhiệm pháp lý, để cho chủ xe, lái xe và khách hàng phải tự lo, tự chịu trách nhiệm khi xảy ra sự cố. Họ chối bỏ mọi nghĩa vụ thuế, phí với nhà nước.
“Có thể khẳng định Uber đã và đang điều hành trọn vẹn một quy trình phục vụ hành khách giống như của một hãng taxi thực sự. Cụ thể, Uber tiếp nhận yêu cầu của hành khách, điều xe và thu tiền cước khi kết thúc hành trình, sau đó ăn chia với chủ xe. Rõ ràng các hành vi trên là hoạt động điều hành vận tải hành khách chứ không phải là môi giới như Uber nói”, ông Hỷ nói.
Trong một lần trả lời phỏng vấn, ông Micheal Brown, lãnh đạo Uber khu vực Đông Nam Á cho biết:
Tất cả đối tác của Uber đều có đầy đủ giấy phép, điều kiện về kinh doanh vận tải cũng như năng lực vận tải của doanh nghiệp, lái xe có kinh nghiệm, có kiến thức. Chúng tôi không ký kết với đối tác là xe cá nhân. Đến nay, cũng chưa có DN taxi nào là đối tác của Uber ở Việt Nam.
Tất cả xe tham gia dịch vụ Uber đều có bảo hiểm theo đúng pháp luật; 100% hành khách tham gia di chuyển trên phương tiện qua Uber đều có bảo hiểm. Uber sẽ giúp công ty vận tải giám sát tài xế thông qua đánh giá của khách hàng.
Ngoài ra, nếu khách hàng kết nối với xe Uber thì được cung cấp đầy đủ thông tin về chiếc xe, tài xế là ai, thuộc công ty nào, số điện thoại... Vì vậy, nếu gặp rủi ro, họ có thể liên hệ với công ty vận tải đó hoặc liên hệ với Uber ở Việt Nam để được giải quyết.
Theo Trí Thức Trẻ
>> [Infographic] Toàn cảnh về Uber - kẻ làm rung chuyển ngành taxi truyền thống
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương