Đó là một đạo luật từ những năm đầu tiên của nước Mỹ, nhưng "ông già" đó có thể sẽ buộc Apple phải gục ngã trước yêu cầu của tòa án và FBI, như rất nhiều lần trước đây.
Cuộc chiến công nghệ cao giữa FBI và Apple trong thời gian gần đây bắt nguồn từ một luật rất cổ xưa. Một đạo luật 227 năm tuổi, được tạo ra cùng lúc với các tòa án liên bang, giờ đang là trung tâm của thách thức về quyền riêng tư.
Hiện tại FBI muốn Apple viết một phần mềm tùy chỉnh để giúp FBI phá được lớp bảo mật bên trong chiếc iPhone của hai vợ chồng kẻ tấn công. Nhưng Apple lại không muốn làm vậy, với lý do cho rằng nó sẽ tạo ra một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng khi bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng, một lỗ hổng có thể làm tổn thương hàng triệu khách hàng của họ. Tùy thuộc vào cách diễn giải Đạo Luật “All Writs Act” (tạm dịch luật ban hành bất kỳ lệnh nào cần thiết) của thẩm phán, Apple có thể sẽ phải tuân thủ yêu cầu của chính quyền.
All Writs Act: sức mạnh đầy quyền uy
Vậy Đạo luật “All Writs Act” này là gì ? “Writ” chỉ là một từ cổ của “lệnh chính thức”. Đó là một phần của Đạo luật Tư pháp vào năm 1789, giúp tạo ra hệ thống tòa án liên bang. George Washington đã ký ban hành Đạo luật này thành luật. Một đạo luật già cỗi nhưng chưa quá lâu để biến mất. Dưới đây là toàn bộ các quy chế của đạo luật có thể làm Apple gặp nhiều phiền phức này.
a) Tòa án tối cao, và các tòa án được thành lập theo Đạo luật của Quốc hội có quyền phát hành các trát tòa cần thiết hoặc thích hợp để trợ giúp trong thẩm quyền của mình và thích hợp với các tập quán và nguyên tắc của luật pháp.
b) Một lệnh hay một quy tắc tạm thời thay thế có thể được ban hành bởi một quan tòa hay một thẩm phán có thẩm quyền (Quy chế số 62, trang 944, chương 646, ngày 25 tháng 6 năm 1948; quy chế số 63, trang 102, chương 90, ngày 24 tháng Năm 1949).
Đạo luật “All Writs Act” cho tòa án quyền lực để ban hành ra các quy định mà không thuộc một luật từng tồn tại trước đó. Nó tạo ra một kẽ hở quyền lực, và phục vụ như một công cụ procedural cho tòa án khi phải đối phó với các vấn đề kỳ lạ hoặc chưa được bao quát bằng luật pháp.
Bạn có thể thấy All Writs Act ý nghĩa như thế nào khi hệ thống luật pháp vẫn còn mới và đầy những lỗ hổng. Và bạn có thể nhận ra nó đang bị làm dụng như thế nào hiện nay. Đó là một luật, có thể được diễn giải trong phạm vi ý nghĩa rất rộng, giống như cung cấp cho các thẩm phán một “tấm séc khống” cho các lệnh của tòa án.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là một tòa án có thể sử dụng đạo luật này để biện minh cho việc đưa ra một yêu cầu chống lại Luật pháp hay không có ý nghĩa gì cả. Một thẩm phán không thể ban hành một yêu cầu buộc ông Tim Cook trừng phạt Jony Ive hay chuyển tất cả đến một căn hộ tại Yonkers. Một phán quyết của Tòa án Tối cao năm 1948, trong vụ Price với Johnston, giải thích cách đạo luật này hoạt động như một bổ sung cho phần còn lại của pháp luật, như thế nào. Theo đó, nó được mô tả như “một nguồn luật pháp được chấp thuận của các trình tự thủ tục để đạt được “kết thúc hợp lý của pháp luật”.”
Tuy nhiên, bất chấp những hạn chế này, đây vẫn là một công cụ đầy sức mạnh. Một trong những bước ngoặt của All Writs Act đến vào năm 1977. Tòa án Tối cao phán quyết ủng hộ chính phủ khi họ sử dụng đạo luật này, để buộc một công ty viễn thông phải giúp đỡ mình tiến hành giám sát để theo dõi một vụ gian lận. Và khi đã được Tòa án Tối cao cho phép All Writs Act như một cách để bắt buộc công ty phải theo dõi khách hàng của mình, các tòa án cấp thấp hơn cũng có thể làm theo cách tương tự.
All Writs Act không được sử dụng thường xuyên trong các phiên tòa hiện đại. Có một số ghi chép về việc sử dụng đạo luật này trong các phiên tòa quân sự những năm gần đây, nhưng các tòa án cho rằng họ không có thẩm quyền sử dụng All Writs Act. Đó là lý do vì sao việc xét xử Brad Manning không thể công khai, theo Just Security :
Trong tiến trình quân sự của vụ xét xử Brad Manning, tòa án cao nhất trong hệ thống tòa án quân đội – CAAF (Tòa phúc thẩm của các lực lượng vũ trang) – cho rằng nó không đủ thẩm quyền theo đạo luật All Writs Act để trao quyền trợ giúp đặc biệt, nhằm bảo vệ Tu chính án thứ nhất về quyền truy cập phương tiện công cộng để xác định danh tính trong các phiên tòa xét xử hình sự.
Như ghi chú của Popular Machines, khi All Writs Act được sử dụng trong thời hiện đại, nó thường được dùng để đưa ra lệnh khám xét. Trong trường hợp của Apple với FBI, đây là cách mà nó đang được sử dụng. FBI muốn tìm kiếm bên trong chiếc điện thoại, và họ đang sử dụng đạo luật All Writs Act để buộc Apple phải giúp đỡ mình.
Apple: đơn độc giữa các quan tòa
All Writs đã được sử dụng để buộc các công ty công nghệ cao giúp đỡ chính phủ trong việc giải mã thiết bị, vì vậy đây chắc chắn không phải bước tiến lớn. All Writs trước đây đã từng được sử dụng để buộc Apple phải giúp các cơ quan thực thi pháp luật phải mở khóa iPhone. Một luật sư Mỹ gần đây cho biết, All Writs đã được sử dụng để buộc Apple phải trích xuất thông tin trên iPhone 70 lần. Ví dụ trong năm 2014, Thẩm phán Gabriel Gorenstein đã dùng All Writs để buộc một công ty công nghệ giấu tên mở khóa một chiếc điện thoại, và trích dẫn vụ kiện của Tòa án tối cao năm 1977 để diễn giải ý nghĩa của nó.
Thẩm phán James Orenstein (trái ảnh), người ít ỏi đứng về phía Apple.
Tin xấu cho Apple: chỉ có một thẩm phán đặt ra nghi vấn về All Writs trong những trường hợp này.
Trong năm 2005, thẩm phán James Orenstein bác bỏ đề xuất của chính phủ khi cố thuyết phục ông sử dụng All Writs Act để cho phép giám sát. Ông cho rằng cách diễn giải All Writs Act như vậy sẽ “mời chào việc thực thi các hành vi tư pháp, như sự ngoạn mục trong phạm vi của nó và về cơ bản không phù hợp với cách hiểu về mức độ thẩm quyền của tôi.”
Năm 2015, thậm chí ông Orenstein đặt câu hỏi liệu việc buộc Apple phải hợp tác có thích hợp : “Câu hỏi về việc này là liệu chính phủ đang tìm cách lấp đầy khoảng trống luật pháp mà Quốc hội đã không xem xét, hay tìm kiếm sự cho phép của tòa án cho thẩm quyền mà Quốc hội không trao cho họ.”
Cơ may mong manh cho Apple
Tuần này, Thẩm phán Sheri Pym đã cho Apple 5 ngày để đáp ứng các yêu cầu của tòa. Đây là lý do vì sao người ta nói phán quyết năm 1977 của Tòa án Tối cao là “một bước ngoặt”. Phán quyết đó cho rằng các bên thứ ba (như Apple) có thể trợ giúp chính phủ, nếu các điều kiện nhất định được đáp ứng. Nếu đó là “sự bất hợp lý nặng nề” đối với bên thứ ba, họ không phải trợ giúp. Vì vậy, Apple cần thuyết phục Thẩm phán Pym rằng tạo ra một phần mềm độc hại như vậy là một gánh nặng cho Apple. Nếu thành công, đây có thể cơ hội để bà quyết định rằng All Writs Act không hợp lý trong trường hợp này.
Nhưng nếu bà quyết định ủng hộ chính phủ, trường hợp sẽ tạo nên một tiền lệ nguy hiểm. Nó sẽ khuyến khích các cơ quan chính phủ theo đuổi yêu cầu của tòa án để buộc các công ty công nghệ phải hợp tác, thậm chí nếu sự hợp tác đó nghĩa là buộc các công ty tạo ra các lỗ hổng an ninh nhằm phá hoại mục đích mà sản phẩm đó tạo ra.
Tham khảo Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?