Ngày 24/8/2015 được gọi là "Ngày thứ Hai đen tối" bởi những ảnh hưởng kinh hoàng của nó tới nền kinh tế toàn cầu. Bài viết sẽ điểm lại những tình hình chính trong ngày lịch sử này.
1. Chuyện gì vừa xảy ra?
- Diễn biến ở Trung Quốc
Phiên giao dịch sáng 24/8, chỉ số Shanghai Composite (chỉ số chứng khoán chính của Trung Quốc) giảm tới 8,5%, mức thấp nhất kể từ tháng 3, xuống dưới mốc 3.300 điểm.
So với mức đỉnh hôm 12/6, Shanghai Composite đã giảm tổng cộng 38%, khiến hơn 4.000 tỷ USD vốn hóa “bốc hơi”.
Chỉ số Shenzhen Composite cũng giảm hơn 7,7%.
- Diễn biến ở châu Á
Ngay sau khi mở cửa phiên 24/8, tất cả các TTCK ở châu Á đều giảm điểm.
Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương giảm ngày thứ 7 liên tiếp.
Chỉ số Topix giảm 3,3%.
Chứng khoán Philippines giảm mạnh nhất kể từ 2008.
Chứng khoán Dubai mất hơn 5%.
- Diễn biến ở Việt Nam
Phiên giao dịch 24/8, TTCK Việt Nam đón nhận phiên điều chỉnh mạnh nhất năm 2015.
VNIndex giảm 29,37 điểm, tương ứng 5,28%. Đây là mức sụt giảm mạnh nhất kể từ sự kiện Biển Đông với mức giảm 5,87%.
HNX-Index giảm 4,51 điểm, tương đương 5,81%.
- Diễn biến thị trường Mỹ & châu Âu
Mỹ
Mở cửa phiên 24/8, Dow Jones mất 1.000 điểm. Đến giữa ngày Nasdaq 100 giảm 9,8% trong khi S&P 500 mất 5,3%.
Kết thúc phiên 24/8:
S&P 500 giảm 3,9%, xuống còn 1.893,21 điểm.
Dow Jones mất gần 600 điểm, tương đương 3,6%, xuống còn 15.871,35 điểm sau khi giảm 6,6% trước đó.
Nasdaq mất 3,8%, sau khi giảm 8,8% trước đó.
Châu Âu
Chỉ số Stoxx 600 của Châu Âu, bao quát 18 thị trường trong khu vực, đã giảm gần 6% trong phiên ngày thứ Hai.
Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm hơn 5%
Chỉ số DAX của Đức mất gần 5%
Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm khoảng 7%
-----------------------------------------
2. Nguyên do vì đâu?
- Nguyên do quan trọng nhất đến từ thị trường Trung Quốc:
Trung Quốc phá giá nội tệ, đẩy nguy cơ chiến tranh tiền tệ lên cao
Thông tin tiêu cực về sản xuất kinh doanh trong nước xuất hiện
Cầu trong nước yếu, giá hàng hóa đồng loạt giảm, tác động mạnh đến các nước xuất khẩu vào Trung Quốc
- Các nguyên nhân khác từ Mỹ:
Giá dầu lao dốc, xuống dưới 40 USD/thùng
Lợi nhuận doanh nghiệp Mỹ yếu do người dân tiết kiệm chi tiêu.
Sự mập mờ về thời điểm tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ FED
Nguyên nhân kỹ thuật: rất nhiều nhà đầu tư chọn cổ phiếu dựa trên triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên số khác lại dựa vào các thông số kỹ thuật để quyết định. S&P 500 và Dow đã phá vỡ nhiều ngưỡng kỹ thuật quan trọng gần đây, điều này châm ngòi cho đà bán tháo phiên vào ngày hôm qua.
-----------------------------------------
3. Ảnh hưởng đến cả thế giới như thế nào?
- Các tỷ phú thế giới "bốc hơi" hàng tỷ USD
Chỉ trong ngày 24/8, tổng tài sản 400 người giàu nhất thế giới đã giảm 124 tỷ USD. Cuối ngày 24/8, tổng tài sản là 3.860 tỷ USD.
Tài sản của Bill Gates giảm 3,2 tỷ USD; Jeff Bezos giảm 2,6 tỷ USD; Carlos Slim mất 1,6 tỷ USD và tài sản của ông rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi chỉ số Bloomberg Billionaire Index được xây dựng vào năm 2012.
- Công ty công nghệ thiệt hại nặng nề:
Trong phiên mở cửa buổi sáng ngày 24/8, giá cổ phiếu Facebook đã giảm 12,1% xuống còn 75,62 USD, Apple giảm 10% xuống còn 95,17 USD, Microsoft giảm 5,8% xuống còn 40,59 USD. Hàng trăm tỷ USD vốn hoá thị trường đã bị "bốc hơi" không thương tiếc trước khi hồi phục trở lại sau đó.
- Các tỷ phú Trung Quốc & châu Á cũng chịu chung tình cảnh
Các tỷ phú tại Trung Quốc đại lục mất hơn 14 tỷ USD trong phiên 24/8, tương ứng 6% tổng tài sản. Giới siêu giàu tại Ấn Độ mất gần 10 tỷ USD, tương ứng 6,6%.
- Các đại gia chứng khoán Việt:
5 đại gia mất tiền nhiều nhất ngày 24/8 mất tổng cộng hơn 1.000 tỷ đồng. “Bầu” Long (ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Hòa Phát) là người có mức bốc hơi tài sản lớn nhất khi mất 387 tỷ đồng trong ngày.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương