Trong tâm trí người Mỹ, Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh đi liên với tàu ngầm, tên lửa hạt nhân lúc nào cũng sẵn sàng khai hỏa và những người lính xếp hàng san sát nhau. Hình ảnh một em bé Nga ngồi trước máy tính DEC PDP-11 chẳng bao giờ xuất hiện.
Mặc dù không liên quan gì tới Mỹ nhưng khoa học công nghệ ở Liên Xô vẫn cực kỳ phát triển. Và máy tính là công cụ không thể thiếu trong quá trình phát triển khoa học. Tuy vậy, những nền tảng máy tính phổ biến tại Mỹ và các nước đồng minh không có chỗ tại các quốc gia thuộc khối Liên Xô và ngược lại.
Ở Liên Xô, máy tính cá nhân rất đắt trong khi tiền lương của người lao động vẫn ở mức thấp. Do đó, máy tính không thể trở thành mặt hàng phổ biến trên thị trường như tại Mỹ vào những năm 80. Trong bài viết này, mời độc giả tìm hiểu những mẫu máy tính cá nhân của Liên Xô.
1. Mera CM 7209 (1986)
Trong khi Mỹ sử dụng các máy tính dựa trên nền tảng IBM PC thì Liên xô sử dụng các máy tính tương thích với nền tảng DEC PDP-11 và phát triển chúng cho các mục đích quân sự. Điều thú vị là PDP-11 là một dòng máy tính mini tồn tại trong thời gian dài và được tạo ra ở Mỹ.
Trong khi khám phá một nhà máy điện bỏ hoang ở Pripyat, Ukraine, nhà thám hiểm Jean Andersen đã tìm ra một chiếc máy tính Mera CM 7209 tương thích nền tảng PDP-11. Pripyat gần Chernobyl trở thành thành phố ma vào cuối những năm 1980 sau khi thảm họa nhà máy điện hạt nhân Chernobyl xảy ra vào năm 1986.
2. Chơi Tetris trên EC 5300 (giữa thập niên 1980)
Năm 1984, Alexey Pajitnov đã viết phiên bản Tetris đầu tiên trên cho máy tính Elektronika 60 (không có ảnh), một máy tính dựa trên nền tảng DEC PDP-11. Trong ảnh trên, chúng ta thấy Tetris chạy trên chiếc máy tính cuối cùng dựa trên nền tảng PDP-11 có tên EC 5300.
3. Microsha (1987)
Microsha là một máy tính gia đình cỡ nhỏ sử dụng vi xử lý tương thích Intel 8080 có tên KP580BM80A và 32 kilobyte RAM. Bản thân chiếc máy tính là một dẫn xuất của máy tính Radio-86rk trước đó. Radio-86rk là một máy tính gia đình phổ biến tại Liên Xô.
4. Agate-4 (1984)
Agate-4 là một máy tính dựa trên nền tảng Apple II được thiết kế để sử dụng trong các trường học của Liên Xô. Màu đỏ rực rỡ của máy hoàn toàn trái ngược với màu sắc chủ đạo là nâu và xám tại Liên Xô thời điểm đó.
5. EC 1841 (1987)
Bức ảnh chiếc máy tính thời Liên Xô EC 1841 này được du khách Sigurd Rage chụp trong hầm chỉ huy Bộ Tư Lệnh Liên Xô Latvia ở Skalupes. EC 1841 là bản sao của IBM PC, sử dụng một vi xử lý tương thích 8086 tốc độ 4,77 MHz và có 512 tới 640 kilobyte RAM. Thậm chí nó còn chạy một bản sao của MS-DOS do Liên Xô phát triển có tên Alpha DOS. Nó được dùng để hỗ trợ các nghiên cứu không gian và cho mục đích quân sự.
6. Elektronika MK-90 (1986)
Khi gần tan rã, Liên Xô sản xuất một máy tính bỏ túi có tên Elektronika MK-90. Nó được cài sẵn ngôn ngữ lập trình BASIC và có màn hình LCD độ phân giải 120x64 pixel. So với tỷ giá hiện tại, Elektronika MK-90 có giá tới 22.000 USD (xấp xỉ 500 triệu đồng). Hiện tại, nó là một vật phẩm hiếm, có giá cao và được nhiều nhà sưu tập máy tính săn tìm.
7. BK 0010-01 (1986)
Dòng máy tính BK 0010 là một trong những nền tảng máy tính gia đình phổ biến nhất của Liên Xô. Có thời điểm nó là máy tính chính thức duy nhất cho công việc tại nhà của các viên chức chính phủ. Như một số máy tính ở trên, BK 0010 chạy trên nền tảng CPU PDP-11 khá mạnh mẽ vào thời điểm đó nhưng khả năng đồ họa rất hạn chế.
Tham khảo PCWorld
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Bạn có thể dùng hiệu ứng Doppler để chứng minh với CSGT mình không vượt đèn đỏ hay không?
Một sinh viên chuyên lý có thể tranh luận với cảnh sát giao thông rằng hiệu ứng Doppler đã khiến cậu ấy nhìn thấy đèn xanh thay vì đèn đỏ, giống như cách mà súng bắn tốc độ hoạt động.
Xiaomi khai trương cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam, tung ra nhiều ưu đãi lớn