Tin không vui với các nước có lợi thế nhân công giá rẻ: Robot đã lần đầu may trọn vẹn được một chiếc áo mà không cần con người giúp đỡ
Viễn cảnh robot có thể thay thế hoàn toàn con người đã xảy ra trong ngành may mặc, ngành mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu nhờ nguồn nhân công dồi dào
Ở lĩnh vực may mặc, sự tự động hóa trong nhiều khâu làm việc đã được áp dụng từ lâu. Tuy nhiên, việc nếu có một robot có thể may trọn vẹn một chiếc áo thì có lẽ, đó vẫn có thể coi là một thành tựu khoa học cũng như là một dấu mốc "đáng sợ" cho những con người thật đang làm trong công nghiệp này.
Và điều đó đã thực sự xảy ra. Mới đây, trang tin Technology Review đã giới thiệu về Sewbo - một startup chỉ có vỏn vẹn đúng ‘một nhân viên duy nhất’: một con robot. Ở đây, anh Jonathan Zornow với ứng dụng công nghệ robot của mình đã có thể may hoàn chỉnh một chiếc áo bằng máy may công nghiệp mà không có bất cứ sự can thiệp nào của con người.
Cụ thể, để giúp robot hoàn thành quá trình may tự động, anh Zornow đã tìm ra cách thức giúp làm cứng vải may để hình dáng sản phẩm được định hình trong quá trình đưa vào máy may công nghiệp dưới sự vận hành của cánh tay robot.
Đối với các nhà sản xuất trong lĩnh vực may mặc, giờ đây họ đã có thể sử dụng công nghệ này để thiết kế và từ đó sản xuất hàng loạt với một mẫu quần áo mới chỉ trong đúng một ngày. So về yếu tố nhân công và thời gian bỏ ra thì rõ ràng công nghệ mới có một lợi thế vượt trội so với cách làm truyền thống.
Trước khi lập Sewbo, anh Zornow đã từng là một nhà phát triển web. Anh đảm nhiệm một số công việc có liên quan tới các dự án kỹ thuật in 3D được sử dụng trong ngành công nghiệp dệt may. Trong quá trình làm việc này, việc tìm ra miếng vải cứng hơn đã được giải quyết: khi nhúng vải vào dung dịch polymer, miếng vải sẽ cứng hơn và giúp robot có thể ‘cầm’ lên một cách dễ dàng.
Zornow đã cải tiến để các cánh tay robot cũng sẽ được ‘huấn luyện’ để lặp lại liên tục một động tác và người dùng chỉ cần gỡ cánh tay robot này ra để hướng dẫn nó một chuỗi các động tác mới khi cần. Trong thí nghiệm của mình, anh Zornow cũng đã chỉ thực hiện quá trình may một chiếc áo phông, tuy nhiên robot này hoàn toàn có thể được đào tạo để may các sản phẩm khác.
Sau đó, anh đã sử dụng một thiết bị hàn siêu âm để gắn các mảnh vải với nhau trước khi đưa vào máy may để khâu chúng lại. Một sản phẩm may mặc sau khi hoàn thành sẽ được nhúng vào nước loại bỏ chất polymer đã được tẩm nhằm làm cứng sợi vải.
Để hoạt động chỉn chu, công nghệ may tự động này cần một máy may công nghiệp phù hợp, và một cánh tay robot do hãng Universal Robots sản xuất, Tổng trị giá đầu tư ban đầu sẽ vào khoảng 35.000 USD.
Nếu ai sử dụng chiếc máy, chủ nhân của chiếc cũng cảnh báo rằng dù chất polymer làm cứng vải có thể sử dụng lại được, việc quá lạm dụng vào nước và hóa chất có thể gây ảnh hưởng đến con người. Đồng thời, việc dùng lại có thể tốn thêm thời gian di chuyển cho quá trình sản xuất.
Việc một robot có thể tự may một chiếc áo mà không cần bất cứ sự hỗ trợ nào từ con người này thực sự là nỗi lo với ngành công nghiệp may mặc, với hàng chục triệu lao động trên thế giới.
Đặc biệt, các quốc gia có may mặc là mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhờ vào lợi thế nhân công giá rẻ có lẽ sẽ phải đứng ngồi không yên nhất, Các quốc gia đó có Myanmar, Lào và cả Việt Nam.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?