Tin mừng: Các nhà khoa học đã tìm ra khu vực thần kinh giúp con người "xóa bỏ nỗi sợ"
Đây có lẽ là tin mừng với những người thường xuyên cảm thấy lo âu, sợ hãi, cũng như những người mắc chứng PTSD.
"Sợ hãi" là một trong những cảm xúc tương đối quan trọng của con người, khi đối diện với những mối nguy hiểm về mặt thể chất, cũng như tinh thần. Tuy nhiên, để nỗi sợ hãi vượt quá tầm kiểm soát thì không tốt một chút nào. Vậy nên, những người thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng, sợ hãi cần phải tìm đến sự trợ giúp liệu pháp tiếp xúc (Exposure therapy) - tiếp xúc thường xuyên với nguyên nhân gây ra sợ hãi để từ đó, quen dần với nỗi sợ. Tuy nhiên, liệu pháp này đang tỏ ra không còn hiệu quả như trước, và nhiều bệnh nhân cho biết rằng, một thời gian sau khi kết thúc điều trị, bệnh tình của họ lại tái phát.
Đầu tuần qua, bà Ki Goosens - đến từ Khoa Khoa học nhận thức của trường Đại học MIT, đã công bố trong tạp chí eLife kết quả nghiên cứu về hệ thống điều khiển cảm xúc sợ hãi trong não bộ. Nghiên cứu này, có thế sẽ dẫn đến những liệu pháp mới giúp con người kiểm soát cảm xúc sợ hãi, lo lắng, thậm chí có thế giúp điều trị hoàn toàn rối loạn stress sau sang chấn (PTSD).
Nghiên cứu này sẽ góp phần giúp xóa bỏ tình trạng lo âu, bồn chồn của con người
Nghiên cứu của Ki Goosens đã xác định được mối liên hệ giữa vùng não ghi nhớ nỗi sợ hãi, và một vùng khác ghi nhớ những sự kiện lạc quan, tích cực. Mạng lưới thần kinh này được gọi là BLA-NAc. Nghiên cứu này cũng đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của liệu pháp tiếp xúc - rằng nếu liệu pháp này thực sự hiệu quả, thì tại sao kết quả lại không kéo dài?
Bằng việc giật điện vùng chân của những chú chuột thí nghiệm mỗi khi bật một âm thanh nhất định, các nhà nghiên cứu khiến cho những chú chuột sợ hãi âm thanh này. Sau đó, họ thử nghiệm liệu pháp tiếp xúc, thông qua việc bật đi bật lại âm thanh này mà không giật điện nữa. Kết quả, những chú chuột không còn "biết sợ" âm thanh kể trên. Thông qua việc theo dõi não bộ của những chú chuột thí nghiệm, các nhà khoa học phát hiện được những phản ứng trong mạng lưới BLA-NAc.
Bước tiếp theo là tiến hành lại thí nghiệm kể trên, nhưng lần này, trong quá trình điều trị, những chú chuột được "thưởng" thêm một ít đường mỗi khi âm thanh gây sợ hãi kia được bật lên. Kết quả là, những chú chuột này cũng không còn sợ hãi nữa - nhưng đặc biệt hơn - là không "tái bệnh" sau một thời gian dài như những chú chuột trong thí nghiệm đầu tiên.
Kiểm soát nỗi sợ hãi là điều hết sức khó khăn. Tính riêng tại Mỹ, cứ mỗi năm lại có khoảng 18% người trưởng thành mắc các bệnh tâm lý liên quan đến lo âu và sợ hãi, 22% trong số đó gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, những nghiên cứu như của Ki Goosen sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình tìm ra những liệu pháp điều trị bệnh một cách dứt điểm và hiệu quả hơn.
Tham khảo Futurism
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời