Sau một thời gian dài thai nghén, Software Heritage cuối cùng cũng chính thức lên sóng, tin cực vui cho các nhà phát triển trên toàn thế giới.
Dự án Software Heritage (di sản phần mềm) với mục tiêu “thu thập, sắp xếp, bảo tồn và tạo một kênh truy cập tiện lợi nơi các nhà phát triển có thể dễ dàng tìm thấy mã nguồn của tất cả các phần mềm đang có mặt trên thị trường hiện nay” đã chính thức khởi động từ 30/6 vừa qua. Các nhà phát triển đã có thể truy cập và sử dụng kho mã nguồn đồ sộ này.
Tự nhận là “Wikipedia cho phần mềm”, “thư viện khổng lồ nhất thế giới về phần mềm”, dự án này hy vọng sẽ tạo được một kênh chia sẻ kiến thức rộng lớn về phần mềm, lập trình cũng như trở thành một nguồn tham khảo chất lượng cho các nhà phát triển trên toàn thế giới.
Dù mới chỉ chính thức khởi động nhưng những người phụ trách dự án cho biết đã “thu lượm được một lượng mã nguồn thậm chí thuộc hàng lớn nhất thế giới.” Số lượng mã nguồn được biết có thể đã đạt tới 2 tỷ file, 600 triệu commit và 22,7 triệu dự án khác nhau.
Phần lớn số này bao gồm các mã nguồn mở, không tùy biến từ GitHub, các gói mã nguồn được cộng đồng phần mềm tự do Debian phân phối (từ 08/2015) cùng một số thu thập được từ dự án GNU (từ 08/2015). Như vậy danh sách này có vẻ như rất chú trọng vào các phần mềm miễn phí, mặc dù website chính thức của Software Heritage cho biết mục tiêu hàng đầu của dự án là các mã nguồn mở.
Dự án được khởi xướng viện nghiên cứu INRIA của Pháp, cũng chính là nơi cung cấp hầu hết nhân lực cho dự án. Nhà sáng lập kiêm giám đốc Software Heriatage là Roberto Di Cosmo. Một bài viết blog về việc dự án chính thức khởi động cho biết nhóm phát triển đã dồn sức vào dự án từ hơn 1 năm nay.
Mặc dù INRIA hiện đang điều phối dự án nhưng mục tiêu của viện là khuyến khích một mạng lưới cởi mở các lập trình viên và những tấm gương sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm lưu giữ và bảo tồn các phiên bản phần mềm có sẵn mà họ thu nhặt được với cộng đồng quốc tế.
Thật trớ trêu là đối tác chính của dự án có vẻ như sẽ là Microsoft. Giám đốc mảng công nghệ mở Jean Paolid đã phát biểu rằng “Chúng tôi hoan nghênh nỗ lực xây dựng một dự án có thể thu thập và bảo tồn kiến thức của con người dưới dạng code cho các thế hệ sau cũng như hỗ trợ các lập trình viên hiện nay tìm kiếm các đoạn code có thể ‘tái sử dụng’. Software Heritage cũng rất hân hạnh khi được là một trong những đơn vị đi đầu sáng kiến này và cũng là một trong những đối tác cung cấp cơ sở hạ tầng Azure để đảm bảo các dữ liệu luôn được ạn toàn và có thể truy cập bất cứ lúc nào.”
Đã có một số bình luận về dự án từ những cái tên nổi bật trong giới điện toán, học thuật hay kinh doanh. Dự án cũng đang tìm kiếm các nguồn đóng góp từ các tổ chức, tập đoàn cũng như các cá nhân mong muốn hỗ trợ cho sáng kiến này.
Với tầm nhìn trở thành nơi thư viện mã nguồn lớn nhất thế giới, Software Heritage hướng đến tạo nên một biểu tượng gắn liền với công nghiệp phần mềm, đồng thời duy trì một cộng đồng kiến thức sôi nổi từ nền tảng lưu trữ của dự án. Software Heritage cũng có mong muốn thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ từ lưu trữ, phân loại cho đến tìm kiếm và phân phối tài liệu.
Một trong những động lực của nhóm thực hiện dự án chính là tầm quan trọng ngày càng gia tăng của phần mềm đối với nghiên cứu khoa học, và từ trước đến nay vẫn chưa nhận được sự quan tâm xứng đáng. Đại diện dự án cho biết “Khoa học đang ngày càng dựa nhiều hơn và các phần mềm. Để đảm bảo cho sự phát triển của khoa học, chúng ta cần bảo các phần mềm. Lưu giữ một lượng lớn mã nguồn như vậy có thể sẽ rất khó khăn nhưng cũng có thể mở đường cho những nghiên cứu chuyên sâu hơn về phần mềm."
Software Heritage cũng tin tưởng rằng toàn bộ ngành công nghiệp sẽ hưởng lợi từ hoạt động của dự án. Kho lưu trữ mã nguồn chúng tôi đang xây dựng sẽ giúp các nhà phát triển truy vấn lại được nguồn gốc, dữ liệu cũng như các thành tố xây dựng phần mềm họ quan tâm.
Tham khảo Arctechnica
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"