Tính năng tự động lái của xe Tesla lập công lớn, cứu mạng chủ nhân

    NPQM,  

    Một thành tích đáng ghi nhận của Tesla Model X xoa dịu dư âm vụ tai nạn nghiêm trọng trước đó. Nhưng vẫn còn đó những vấn đề bên lề cần được cân nhắc và giải quyết.

    Vào cuối tháng 7 vừa qua, mẫu Tesla Model X với cơ chế vận hành tự động đột phá đã đưa chính chủ lái xe của mình đến bệnh viện an toàn sau khi anh bị tắc mạch máu phổi, cứu sống người đàn ông này.

    Theo lời Joshua Neally, sống tại Missouri, chủ nhân một chiếc Model X mới, khi đang trên đường đến nơi làm việc thì anh cảm thấy một cảm giác đau buốt nhói lên ở vùng quanh dạ dày bụng. Khi nhận ra không có tiến triển gì trên quãng đường lái xe, Neally đã liên lạc với vợ và cùng quyết định sẽ đến thẳng bệnh viện.

    Cũng như chia sẻ của Neally, tính năng tự động lái của chiếc xe Tesla này đã tìm ra lộ trình an toàn và thích hợp dài hơn 30 km từ cao tốc đến bệnh viện. Vì hệ thống chỉ có thể phát hiện những tuyến đường chính được cập nhật, cho nên Neally vẫn phải lái thêm những phút cuối để điều hướng chiếc xe ra lộ trình đúng như kế hoạch. Tất nhiên khi đến nơi, anh phải tự di chuyển vào trong làm thủ tục nhập viện vì Tesla chưa tích hợp bất kỳ bộ phận robot nào hỗ trợ khía cạnh trên. Cuối cùng, anh được chẩn đoán tắc động mạch phổi và được chữa trị kịp thời, không để xảy ra hậu quả đáng tiếc.

    Câu chuyện trên được đăng tải bởi Slate, có ý nghĩa rất lớn trong việc khôi phục danh tiếng cho Tesla sau vị việc xe tự vận hành khiến cho một người chết vì lao thẳng vào một xe tải khác gần đó vào tháng 5 vừa qua.

    Mặc dù vụ việc mới xảy ra đi kèm với một kết thúc có hậu, nhưng thật sự nó không đơn giản như ban đầu bạn tưởng. Nhìn lại mọi thứ, tại sao không nghĩ đến việc dừng xe và gọi cứu thương? Tin tưởng giao phó mạng sống cho một sản phẩm công nghệ máy móc vô tri vô giác là một hành động ngu xuẩn nhất tôi từng chứng kiến, thể hiện sự vô trách nhiệm đối với chính mạng sống của bản thân mình.

    Tính năng tự động lái không được thiết kế để vận hành và kiểm soát toàn quyền mà không cần sự tương tác của con người trong vòng giới hạn 20 phút trở lên. Vậy nhỡ đâu hậu quả xảy ra lại tiếp tục là một vụ tai nạn thương tâm nữa chỉ vì cơ chế tự lái không được hiểu và vận dụng đúng cách?

    Xét về góc nhìn khác, giả sử anh ấy đã suy nghĩ theo hướng an toàn hơn, dừng xe và gọi cứu thương. Nhưng nhỡ đâu xe cứu thương gặp phải vấn đề khách quan, bất trắc trong khi tiếp cận, để rồi khi đến thì mọi việc đã quá muộn màng? Vậy đó có thật sự là phương pháp lý tưởng để lựa chọn trong trường hợp này? Phó mặc cho hệ thống tự động liệu sẽ khả quan hơn chăng? Trong tương lai, quan điểm của chúng ta sẽ thay đổi ra sao khi xung quanh, hình ảnh những chiếc xe tự lái sẽ không còn trở nên xa lạ?

    Elon Musk đã chính thức lên tiếng, khẳng định rằng việc không áp dụng tính năng tự động lái trong khi có khả năng mới thật sự là một rủi ro nguy hiểm, vì tỉ lệ tai nạn khi hệ thống được kích hoạt còn thấp hơn 50% so với những lái xe con người thông thường.

    Tựu chung lại, đây cũng mới chỉ là những bước đầu tiên báo hiệu một thời kỳ còn gây nên nhiều tranh cãi và ý kiến trái chiều giữa các phương tiện tự động. Hãy sẵn sàng tiếp tục cập nhật theo dòng phát triển của công nghệ và đừng bỏ lỡ những thông tin mới nhất.

    Tham khảo: Arstechnica

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ