Tốc độ kết nối mạng tại Mỹ cũng không đủ nhanh để chơi game qua đám mây trên nền tảng Google Stadia
Trước Google Stadia đã có nhiều dịch vụ chơi game đám mây khác, nhưng đều thất bại vì rào cản tốc độ đường truyền internet.
Google có một tham vọng đó là làm thay đổi ngành công nghiệp game, nơi những cỗ máy chơi game vật lý sẽ được thay thế hoàn toàn bởi đám mây. Tham vọng đó đang dần trở thành hiện thực khi vào đêm qua, Google đã ra mắt nền tảng chơi game đám mây Stadia. Những lời giới thiệu và hứa hẹn rất hấp dẫn, khi bạn có thể chơi game bom tấn ở bất kỳ đâu, trên bất kỳ thiết bị nào dù cấu hình phần cứng ra sao, chỉ cần kết nối internet và trình duyệt Chrome.
Tuy nhiên vẫn còn đó những khó khăn và rắc rối có thể làm cản trở tham vọng này của Google, ngay tại quê nhà nước Mỹ. Đó chính là việc kết nối internet băng thông rộng có tốc độ không cao, chi phí đắt đỏ và không cạnh tranh tại Mỹ có thể làm cản trở việc đưa nền tảng Stadia đến với tất cả mọi người.
Có nhiều rào cản khiến cho các dịch vụ chơi game đám mây vẫn chưa thể phát triển.
Stadia chính là tương lai mà tất cả chúng ta, những người chơi game muốn hướng đến. Chỉ cần một cỗ máy cùi, bạn có thể bấm vào bất kỳ tựa game hấp dẫn nào đang xem trên YouTube, mất khoảng 5 giây mà không cần tải game hay cài đặt, bạn đã có thể chơi tựa game đó với chất lượng đồ họa 4K 60fps.
Google cho biết sẽ chính thức ra mắt nền tảng Stadia vào cuối năm nay tại Mỹ, Canada và một vài nước Châu Âu. Mặc dù vậy Google vẫn chưa tiết lộ giá thuê bao và các tựa game được hỗ trợ.
Trước đó, Google cũng đã thử nghiệm phiên bản tiền thân của Stadia mang tên Project Stream, cho phép những người tham gia có thể chơi thử tựa game Assassin Creed Odyssey trực tuyến, thông qua trình duyệt Chrome.
Mạng internet băng thông rộng tại Mỹ không đạt đủ tiêu chuẩn để chơi game qua đám mây
Với các nhà mạng như Verizon, chuyển hướng tập trung vào mạng di động và quảng cáo trực tuyến, do đó họ từ chối nâng cấp các đường DSL tốc độ chậm chạp. Điều đó khiến cho rất nhiều khu vực lớn tại Mỹ vẫn mắc kẹt với tốc độ 3Mb/s.
Trong khi đó, gã khổng lồ Comcast được hưởng sự độc quyền trong việc cung cấp dịch vụ internet băng thông rộng. Dẫn đến việc giá thuê bao đắt đỏ, nên nhiều người dân Mỹ vẫn quyết định sử dụng đường truyền internet cũ với tốc độ thấp.
Google Stadia cung cấp độ phân giải 4K, tham vọng trong tương lai sẽ là 8K.
Theo báo cáo của FCC, gần 25 triệu người dân Mỹ không được truy cập internet với tốc độ tối thiểu 25Mb/s - mức cơ bản mà FCC quy định cho đường truyền internet băng thông rộng. Do đó, những người dùng này sẽ không có khả năng tiếp cận nền tảng Google Stadia.
Trên lý thuyết, để có thể chơi game qua đám mây ở độ phân giải 1080p và độ trễ dưới 20ms, thì yêu cầu đường truyền internet phải có tốc độ tối thiểu là 25Mb/s. Do đó lựa chọn duy nhất của người dân Mỹ là trả phí cao hơn để nâng cấp đường truyền internet của họ.
Và tại Mỹ, gã khổng lồ Comcast cung cấp gói internet băng thông rộng có giới hạn 1TB mỗi tháng, nếu vượt qua giới hạn dung lượng này thì khách hàng phải trả thêm 10 USD cho mỗi 50GB dung lượng. Kết hợp với các chi phí thuê bao hàng tháng của nền tảng Google Stadia, đó sẽ là mức giá khá đắt nếu bạn muốn chơi game qua đám mây.
Google không phải là công ty đầu tiên ra mắt dịch vụ chơi game qua đám mây. Trước đó đã có Nvidia với dịch vụ GeForce Now hay gần đây nhất là OnLive. Tuy nhiên các rào cản về tốc độ truy cập internet tại Mỹ đã khiến cho các dịch vụ này chưa thể phát triển, hay có thể nói là thất bại.
Chúng ta hãy cùng chờ xem Google Stadia có thể tạo ra sự khác biệt, hay sẽ cùng chung số phận với các dịch vụ chơi game đám mây khác.
Tham khảo: motherboard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"