“Ngay khi vừa kết thúc chương trình đại học, tôi đã tìm hiểu học bổng chương trình Thạc sĩ kỹ thuật phần mềm MSE của Viện Quản trị & Công Nghệ FSB - Đại học FPT và thấy rất hứng thú với AI, IoT và Big data”, Đỗ Quang Đạt, tân cử nhân Kỹ thuật Phần mềm, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, chia sẻ.
Sáng 8/9, Viện Quản trị & Công nghệ FSB – Đại học FPT đã tổ chức buổi phỏng vấn Học bổng Thạc sĩ Kỹ thuật Phần mềm (MSE) tại trụ sở chính của Viện ở Hà Nội với hơn 20 ứng viên tham gia. Hội đồng giám khảo của buổi phỏng vấn gồm: Thầy Phan Duy Hùng, GĐ chương trình MSE và ông Vũ Đức Trung, GĐ trung tâm Phát triển phần mềm - Tổng công ty mạng lưới Viettel.
Đỗ Quang Đạt, cử nhân loại giỏi ngành Máy tính và Khoa học thông tin, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, hiện đang là lập trình viên tại Tập đoàn Viettel, đã trở thành ứng cử viên trẻ tuổi nhất xuất sắc giành được học bổng MSE.
Đỗ Quang Đạt tại buổi phỏng vấn học bổng Thạc sĩ Kỹ thuật Phần mềm của FSB
Trong quá trình học tập tại trường đại học, chàng trai sinh năm 1996 đạt kết quả học tập loại giỏi toàn khóa học 2014 – 2018 ngành Máy tính & Khoa học thông tin, khoa Toán cơ tin khóa QH.2014.T.CQ. Năm 2017, Đạt giành giải Nhì về "Xử lý ngôn ngữ tự nhiên". Năm 2018, Đạt giành giải Ba về Data Science (khoa học dữ liệu) và giành giải Nhì vòng loại Cuộc đua số do FPT tổ chức.
Chia sẻ lý do lựa chọn chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật Phần mềm (MSE), Đạt cho biết: "MSE tại FSB có những môn học rất hấp dẫn đối với tôi và phù hợp với định hướng khi còn học đại học". Trong tương lai, Đạt mong muốn trở thành người có chuyên môn tốt không chỉ về kỹ năng lập trình mà còn cả những kiến thức công nghệ 4.0 như AI, IoT.
Chia sẻ bí quyết giành học bổng, Đạt khẳng định: "Khi trả lời phỏng vấn, quan trọng nhất là phải tự tin và thành thật. Tôi trình bày rất đầy đủ về những cuộc thi mà mình đã tham gia, những kinh nghiệm, trải nghiệm của mình đã có. Đặc biệt, phải xác định rõ được mục tiêu sau khi hoàn thành chương trình ở đây".
Đánh giá cao phần trả lời phỏng vấn của Đỗ Quang Đạt, thầy Phan Duy Hùng, GĐ chương trình MSE, cho hay: "Đạt trả lời rất mạch lạc, rõ ràng, phong thái khá tự tin, bình tĩnh. Với những thành tích đã đạt được và những mục tiêu mà Đạt đã đặt ra, tôi tin tưởng em ấy sẽ sớm hoàn thành những mục tiêu của mình trong khóa học MSE sắp tới".
Đạt (thứ hai từ phải sang) cùng đội của minh đã giành giải nhì vòng loại cuộc thi Cuộc đua số năm 2017 do FPT tổ chức
Chương trình Đào tạo Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm (MSE) ra đời từ năm 2014, đã đào tạo 100 học viên, trong đó có 40 học viên đã tốt nghiệp. MSE tập trung đào tạo S.M.A.C (Social, Mobile, Analytics và Cloud), phù hợp với những cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực CNTT muốn mở rộng nghề nghiệp, thăng tiến nhanh và cơ hội làm việc tại các tập đoàn CNTT lớn tại Việt Nam.
Khung chương trình trong 1,5 năm bao gồm các môn học kiến thức chung bắt buộc (Triết học); Kiến thức cơ bản (Quản trị dự án phần mềm nâng cao; Xử lý tín hiệu và ảnh số…) và Kiến thức chuyên ngành (Phát triển ứng dụng IoT; Big Data; Khai phá Dữ liệu; Trí tuệ nhân tạo).
Tham gia học tập, các học viên có cơ hội gặp gỡ và học hỏi những người thầy lớn là các chuyên gia tại tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam hiện nay. Chương trình học được xây dựng khoa học với 4 nhóm nội dung chính là IoT, Big Data, Data analytics và AI. Học viên sẽ được gia nhập vào cộng đồng những chuyên gia công nghệ với vô vàn cơ hội việc làm cực hấp dẫn. Ngoài ra, thời gian học của chương trình cũng cực kỳ linh động, không ảnh hưởng đến công việc hiện tại của học viên.
Chi tiết vui lòng xem tại đây hoặc liên hệ 093 293 9981 để được tư vấn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI