Tôi không bị lừa cài Animoji từ Google Play, vì Android giờ làm gì có công nghệ ngang tầm Animoji?

    Liam,  

    Một người có hiểu biết về công nghệ chắc chắn sẽ phân biệt tốt giữa Face ID và công nghệ nhận diện khuôn mặt 2D "bình thường". Không có camera TrueDepth, làm sao Android tạo ra được Animoji?

    Rất nhanh sau khi iPhone X lên kệ một cách đình đám, chợ Google Play đã xuất hiện các ứng dụng hứa hẹn cung cấp một tính năng quan trọng của iPhone X: Animoji. Được xây dựng trên phần cứng có Face ID và một bộ “AI engine”, Animoji cho phép ghép các chuyển động của mặt người lên hình nhân vật hoạt họa.

    Đáng tiếc rằng tất cả các ứng dụng này đều là... giả mạo hoặc thậm chí có thể chứa mã độc. Và cũng giống như mọi khi, bạn hoàn toàn có thể tránh được rủi ro bảo mật bằng cách tăng cường hiểu biết về công nghệ.

     Một kho ứng dụng rác, lừa đảo.

    Một kho ứng dụng "rác", lừa đảo.

    Bởi Animoji là tính năng đòi hỏi camera TrueDepth hoặc các công nghệ TOF tương tự. Nói cách khác, Apple đã sử dụng camera 3D để có thể nhận diện chính xác các chuyển động trên khuôn mặt và tái hiện lên các nhân vật hoạt họa. Tương tự, hiệu ứng trang trí cho khuôn mặt cũng đòi hỏi nhận diện hình mẫu 3D.

    Tất cả các mẫu smartphone trên thị trường ngoài iPhone X đều chưa được trang bị công nghệ camera này – bao gồm cả iPhone 8, Galaxy Note8/S8, Google Pixel hay bất kỳ một mẫu nào khác. Giới phân tích còn đưa ra nhận định rằng Qualcomm sẽ phải mất tới 2 năm để tạo ra công nghệ nhận diện tương tự. Hiện tại, công nghệ gần nhất với Face ID là RealSense của Intel (và trước đó là Kinect của Microsoft), vốn đều không hề có mặt trên smartphone.

     Đây là Face ID dưới camera hồng ngoại.

    Đây là Face ID dưới camera hồng ngoại.

    Đáng chú ý hơn, người dùng phổ thông thường không nhận ra mức độ tân tiến của Face ID là do công nghệ này bị đánh đồng thành “nhận diện khuôn mặt”. Trước cả Animoji, nhiều ứng dụng vốn đã có thể tạo hiệu ứng áp lên khuôn mặt – điển hình là MSQRD được Facebook mua lại vào năm ngoái. Thế nhưng, tìm ra khuôn mặt trên dữ liệu 2D là một bài toán không hề khó khăn với các lập trình viên có hiểu biết về AI và Machine Learning/Neural Network.

    Các gã khổng lồ đã tìm ra khuôn mặt trên hình ảnh được từ rất lâu, song công nghệ của họ vẫn có nhiều thiếu sót so với Face ID. Ví dụ, hãy nhìn bức ảnh dưới đây. Như bạn thấy, Face ID có thể nhận diện ra đúng khuôn mặt người, nhưng là do game vẽ ra chứ không phải là người thật:

    Nhận ra hình ảnh giống khuôn mặt (như Facebook), và nhận diện khuôn mặt của từng người (như Face ID) là 2 câu chuyện khác hẳn nhau.
    Nhận ra hình ảnh giống khuôn mặt (như Facebook), và nhận diện khuôn mặt của từng người (như Face ID) là 2 câu chuyện khác hẳn nhau.

    Cả nhận diện Face ID hay hiệu ứng Animoji đều mang bản chất khác hẳn, cao siêu hơn và phức tạp hơn: phân biệt được người A với người B bằng cách so sánh, nhận diện hình ảnh 3D của cả khuôn mặt. Trong khi một số công ty đang nghiên cứu hướng thực hiện nhận diện hình ảnh 3D chỉ dựa vào dữ liệu ánh sáng trên bức ảnh thu được, sự thật hiển hiện là smartphone Android không thể có Animoji hay bảo mật 3D bằng camera trước.

     Một số hãng Trung Quốc dám sử dụng các hình ảnh quảng bá như thế này để gợi nhắc người dùng đến Face ID và nhận diện 3D, nhưng thực tế đây chỉ là nhận diện 2D, có thể bị lừa bằng... ảnh chụp.

    Một số hãng Trung Quốc "dám" sử dụng các hình ảnh quảng bá như thế này để "gợi nhắc" người dùng đến Face ID và nhận diện 3D, nhưng thực tế đây chỉ là nhận diện 2D, có thể bị "lừa" bằng... ảnh chụp.

     Do có cả sự khác biệt về phần cứng nên ngay cả siêu sao AI của Android là Google Pixel 2 cũng không có tính năng ngang tầm Face ID.

    Do có cả sự khác biệt về phần cứng nên ngay cả "siêu sao AI" của Android là Google Pixel 2 cũng không có tính năng ngang tầm Face ID.

    Bởi vậy, bạn đừng bị lừa bởi những ứng dụng “Animoji” trên Google Play. Trong năm nay và rất có thể là trong cả năm sau, Android vẫn chưa có công nghệ ngang hàng Face ID được đâu.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ