Công tố viên quận New York đã đề nghị Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump giới thiệu các điều luật yêu cầu các hãng công nghệ như Apple và Google cho phép cơ quan Hành pháp và Chấp pháp được quyền truy cập vào những thiết bị do họ sản xuất mà được giới tội phạm sử dụng.
Nhiều người nghĩ rằng vụ việc liên quan đến chiếc iPhone của tên trùm khủng bố ở San Bernardino đã chấm dứt khi cuối cùng Cục điều tra Liên bang Mỹ đã có thể truy cập vào toàn bộ dữ liệu của thiết bị này dưới sự trợ giúp của một nhóm hacker giấu tên. Tuy nhiên, Apple vẫn phải đối mặt với một vấn đề lớn khác nữa khi từ chối trợ giúp Cơ quan an ninh của Mỹ được quyền truy cập vào những chiếc iPhone liên quan đến hoạt động tội phạm.
Mới đây, Công tố viên quận New York – ông Cyrus Vance đã đề nghị Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump giới thiệu các điều luật yêu cầu các hãng công nghệ như Apple và Google cho phép cơ quan Hành pháp và Chấp pháp được quyền truy cập vào những thiết bị do họ sản xuất mà được giới tội phạm sử dụng.
Trong hầu hết các trường hợp, những thiết bị di động được cho là chứa nhiều thông tin quan trọng góp phần hỗ trợ công tác điều tra tội phạm, tuy nhiên với hệ thống bảo mật tiên tiến của nhà sản xuất, cơ quan an ninh không thể trích xuất được dữ liệu. Cách duy nhất để đối với với việc này là các nhà sản xuất thiết bị di động trao quyền cho Cơ quan an ninh có thể truy cập vào và lấy được toàn bộ dữ liệu trong thiết bị.
Bản thân ông Donald Trump trong quá trình vận động trang cử Tổng thống đã không ít lần đưa vấn đề yêu cầu Apple cung cấp công cụ để Cơ quan an ninh xâm nhập vào kho dữ liệu trên chiếc iPhone của tên khủng bố ở San Bernardino, đồng thời kêu gọi mọi người tẩy chay sản phẩm của Apple vì công ty này đã từ chối yêu cầu của Chính phủ Mỹ.
Cơ quan an ninh không thể truy cập vào 432 chiếc iPhone
Văn phòng Công tố viên quận New York đã cung cấp 1 bản báo cáo có tên gọi là “Mã hóa điện thoại thông minh và vấn đề an toàn của người dân”, trong đó tiết lộ rằng, ngay lúc này có gần 432 chiếc iPhone của giới tội phạm mà Chính quyền địa phương không thể truy cập vào được bên trong. Trong đó, 36% số iPhone trên được tội phạm mạng sử dụng để đánh cắp các ID cá nhân, 24% có liên quan đến tội phạm ma tý và 9% liên quan đến tội phạm tình dục.
Công tố viên Cyrus Vance giải thích rằng việc hack một chiếc iPhone không có nghĩa là Apple đã cài đặt một backdoor (là một chương trình được hacker sử dụng để cài đặt trên hệ thống đích, nhằm mục đích cho anh ta truy cập trở lại hệ thống vào lần sau) trên thiết bị của mình, mà là một công cụ tương tự thế dùng để truy cập vào điện thoại khi được yêu cầu.
Theo ông Cyrus, việc tuân thủ lệnh của thẩm phán về các vấn đề truy cập vào smartphone không có nghĩa là liên quan đến chương trình backdoor của Chính phủ Hoa Kỳ. Cũng không có nghĩa là Chính phủ có thể truy cập vào dữ liệu di động của bất cứ ai. Chính phủ cũng không thể truy cập đến toàn bộ thông tin ở thời gian thực của thiết bị và cũng không thu thập số lượng lớn dữ liệu của bất cứ ai.
Đồng thời ông này cũng nhấn mạnh, những gì mà thiết bị đã mặc định mã hõa, là một hình thức ngăn chặn các Cơ quan luật pháp xã định thủ phạm và ngăn chặn họ thực thi công lý. Đây thực sự là một điều mỉa mai đối với vấn đề đang gây tranh luận. Với nỗ lực cung cấp giải pháp bảo mật mạnh cho người dùng thiết bị, Apple và Google đã trao quyền cho tội phạm mạng hoạt động mà không bị trừng phạt.
Trước yêu cầu mới này, Apple vẫn hoàn toàn im lặng, liệu Apple và các hãng công nghệ khác sẽ sống sót thế nào trong vòng 04 năm tới dưới thời của Tổng thống Donald Trump, khi mà ông này rất có khả năng sẽ ban hành bộ luật yêu cầu các nhà sản xuất di động phải mở khóa các thiết bị có liên quan đến giới tội phạm.
Theo Xã Hội Thông Tin
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời