Nga, Mỹ, Anh, Đức và cả Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Từ khi bắt đầu được chế tạo và sử dụng cho đến nay, xe tăng đã trở thành loại vũ khí uy lực không thể thiếu trong các trận chiến trên mặt đất với không gian rộng lớn. Các nước cũng chạy đua trong việc nghiên cứu và chế tạo những chiếc xe tăng mạnh nhất để trang bị cho quân đội của mình. Dưới đây là danh sách 10 chiếc xe tăng “khủng” nhất trên thế giới hiện nay theo đánh giá của một tạp chí quân sự Mỹ, việc xếp hạng được dựa trên các yếu tố về khả năng tấn công, phòng thủ và hoạt động.
10. T-90S (Nga)
Trọng lượng: 46 tấn Kích thước: 9,5x3,7x2,2 m
Phạm vi hoạt động: 550-700 km Tốc độ: 65 km/h
Vũ khí chính: pháo nòng trơn 125 mm có khả năng tự nạp đạn.
Vũ khí phụ: súng máy đồng trục PKT 7,62 mm và 1 súng máy phòng không Kord 12,7mm .
T-90 là chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga, được phát triển và nâng cấp từ T-72, hiện tại là mẫu xe tăng hiện đại nhất được sử dụng trong lực lượng bộ binh Nga. T-90 sử dụng tháp pháo và quan sát 1G46 từ mẫu xe tăng T-80U, trang bị thêm động cơ mới và cảm biến nhiệt. Bên cạnh đó, T-90 được trang bị công nghệ cảnh báo laser, xung điện từ EMT-7 để vồ hiệu hóa mìn bằng từ trường và hệ thống làm nhiễu sóng radar hồng ngoại Shtora. Mỗi chiếc tăng T-90 có giá trị 2,7-4 triệu USD.
9. Type 99G (Trung Quốc)
Trọng lượng: 54 tấn Kích thước: 11x3,4x2,2 m
Phạm vi hoạt động: 600 km Tốc độ: 80 km/h
Vũ khí chính: pháo 125 mm có khả năng tự nạp đạn (phiên bản 99KM có thể trang bị pháp 152 mm).
Giáp bảo vệ: Vỏ giáp gồm giáp đồng nhất dày 500-600 mm, cũng như giáp tích cực 2 lớp, tổng cộng tương đương giáp dày 1.000-1.200 mm.
Type 99 hay còn được gọi là ZTZ-99 hayWZ-123, được phát triển từ mẫu xe tăng 98G, chịu nhiều ảnh hưởng về thiết kế và công nghệ của Nga và phương Tây. Là mẫu xe tăng chủ lực thứ 3 của quân đội Trung Quốc, nhưng lại là mẫu xe tăng hiện đại nhất, được sản xuất với số lượng hạn chế do có chi phí cao hơn so với Type 96. Một chiếc Type 99 có giá trị khoảng 17 triệu Nhân dân tệ, tương đương 2,5 triệu USD.
8. Leclerc (Pháp)
Trọng lượng: 54 tấn Kích thước: 9,8x3,7x2,5 m
Phạm vi hoạt động: 550 km (650 km với bình nhiên liệu ngoài) Tốc độ: 72 km/h
Vũ khí chính: pháo nòng trơn CN120-26 120 mm có khả năng tự nạp đạn.
Vũ khí phụ: súng máy 7,62mm và 12,7mm để chống bộ binh và máy bay đối phương.
Giáp bảo vệ: giáp đa lớp kết hợp giữa thép, titan và kim loại siêu cứng tungsten. Ngoài lớp giáp đó, trên thân xe còn phủ module giáp phản ứng nổ cải tiến NERA có khả năng vô hiệu hóa cả đầu đạn 2 đầu nổ chuyên chống giáp phản ứng nổ (ERA).
AMX-56 Leclerc, thường được gọi là Leclerc là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực được phát triển bởi GIAT Industries, Pháp. Sau khi được đưa vào sản xuất kể từ năm 1991, Leclerc ngay lập tực được đưa vào sử dụng từ năm 1992 để thay thế AMX 30 như là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực của Pháp.Quân đội Pháp đã có tổng cộng 406 Leclerc. Một chiếc xe tăng Leclerc có giá trị khoảng 7,4 triệu USD.
7. Type 90 (Nhật Bản)
Trọng lượng: 50 tấn Kích thước: 9,7x3,3x2,3 m
Phạm vi hoạt động: 350 km Tốc độ: 70 km/h
Vũ khí chính: pháo nòng trơn Rh – M 120 mm có khả năng tự nạp đạn.
Vũ khí phụ: súng máy đồng trục 7,62mm và súng máy phòng không 12,7mm.
Giáp bảo vệ: nhiều lớp kết hợp loại giáp gốm. Giáp đằng trước thân xe có độ nghiêng lớn, điều nay gia tăng khả năng bảo vệ xe chống đạn xuyên. Toàn bộ các phần còn lại trên thân xe và tháp pháo đều dùng giáp đứng. Ngoài ra, xe còn bố trí hệ thống bảo vệ chống xạ - sinh - hóa (NBC), hệ thống chữa cháy tự động, các ống phóng lựu đạn khói, hệ thống cảnh báo sớm laze.
Type 90 là mẫu xe tăng được phát triển và sản xuất hoàn toàn bởi Nhật Bản, do Mitsubishi hợp tác cùng Cơ quan nghiên cứu và phát triển Quốc phòng Nhật Bản. Hai nguyên mẫu ban đầu được giới thiệu vào năm 1980, sau đó được cải tiến với bốn mẫu mới vào năm 1988 trang bị pháo 120mm có khả năng tự nạp đạn. Một chiếc Type 90 có giá khoảng 790 triệu Yên Nhật, tương đương khoảng 7 triệu USD.
6. K1A1 Type 88 (Hàn Quốc)
Trọng lượng: 54 tấn Kích thước: 9,7x3,6x2,2 m
Phạm vi hoạt động: 500 km Tốc độ: 65 km/h
Vũ khí chính: pháo 120 mm.
Xe tăng chiến đấu chủ lực K1A1 Type 88 là phiên bản nâng cấp của K1 Type 88. Thiết kế và sản xuất bởi Hyundai và được đưa vào sử dụng từ năm 2001. Mặc dù được sản xuất trong nước nhưng hầu hết các bộ phận của K1A1 được nhập khẩu, do đó nó có hệ thống hỏa lực và bảo vệ gần giống M1A1 Abram của Mỹ. Hiện tại có 484 chiếc đã được sản xuất với giá thành khoảng 4 triệu USD mỗi chiếc.
5. Merkava Mark IV ( Israel )
Trọng lượng: 65 tấn Kích thước: 9x3,7x2,6 m
Phạm vi hoạt động: 500 km Tốc độ: 64 km/h
Vũ khí chính: pháo MG253 nòng trơn 120 mm.
Vũ khí phụ: các súng máy hạng nặng 12,7 mm và 7,6 mm.
Giáp bảo vệ: kết hợp nhiều lớp thép, gốm chịu nhiệt, hợp kim niken. Các lớp giáp riêng biệt dễ dàng loại bỏ và thay thế khi bị hư hỏng.
Bốn phiên bản chính của loại tăng Merkava được phát triển từ năm 1978. Merkava Mark IV là phiên bản mới nhất, được trang bị các công nghệ quân sự tiên tiến. Cho đến nay có 360 chiếc Merkava Mark IV được sử dụng và thêm 300 chiếc đang được sản xuất. Merkava Mark IV được xem là một trong những chiếc xe tăng có hệ thống phòng thủ và áo giáp kiên cố nhất. Mỗi chiếc có giá khoảng 5 triệu USD.
4. K2 Black Panther (Hàn Quốc)
Trọng lượng: 55 tấn Kích thước: 10,8x3,6x2,4 m
Phạm vi hoạt động: 450 km Tốc độ: 70 km/h
Vũ khí chính: pháo 120 mm nòng trơn.
Vũ khí phụ: súng máy hạng nặng K6 12,7 mm.
Giáp bảo vệ: Giáp bảo vệ của XK2 được chế tạo bằng vật liệu tổng hợp và một hệ thống phòng thủ tích cực dùng các block giáp phản ứng nổ. Ngoài ra còn được trang bị 3 thiết bị laser phát hiện từ mọi hướng, các thiết bị cảnh báo và gây nhiễu radar, laser tự động phát hiện bất ký vật thể nào đang bay đến xe tăng.
Được phát triển bởi Hàn Quốc, K2 Black Panther sử dụng gần như toàn bộ công nghệ quân sự trong nước. Mẫu xe tăng này được sử dụng để thay thế M48 Patton đã lỗi thời. Quân đội Hàn Quốc đang có kế hoạch triển khai khoảng 680 chiếc K2 Black Panther. Mỗi chiếc có giá khoảng 8,5 triệu USD và là mẫu xe tăng có chi phí sản xuất đắt nhất thế giới hiện nay.
3. Challenger 2 (Anh)
Trọng lượng: 62 tấn Kích thước: 8,3x3,5x2,5 m
Phạm vi hoạt động: 450 km Tốc độ: 56 km/h
Vũ khí chính: pháo rãnh nòng xoắn L30A1 120mm.
Vũ khí phụ: súng máy L94A1 bên dưới pháo chính, súng máy L37A2 7.62 mm ngay trên nóc xe.
Giáp bảo vệ: sử dụng giáp Chobham có khả năng vô hiệu hóa hầu hết mọi loại đạn chống tăng, tên lửa chống tăng. Chính điều này đã giúp cho Challenger 2 có thể nói là vô địch trên hầu hết các chiến trường.
Đây là mẫu xe tăng chủ lực hiện đang được sử dụng trong quân đội của Vương quốc Anh và Oman . Nó được nâng cấp từ mẫu xe tăng Challenger 1. Là mẫu xe tăng có hệ thống phòng thủ đáng tin cậy nhất, nó có thể chống lại các loại hỏa lực trực tiếp nhờ lớp áo giáp đặc biệt. Trong cuộc xâm lược Iraq 2003, một chiếc Chanllenger 2 có khả năng chịu 14 phát bắn từ súng phóng lựu và 1 quả tên lửa chống tăng MILAN . Mỗi chiếc Challenger 2 có giá khoảng 8 triệu USD.
2. Leopard 2A6 (Đức)
Trọng lượng: 62 tấn Kích thước: 9,9,3x3,7x3 m
Phạm vi hoạt động: 500 km Tốc độ: 68 km/h
Vũ khí chính: pháo nòng trơn 120 mm Rheinmetall L55 với 42 viên.
Vũ khí phụ: 2 khẩu 7.62 mm Rheinmetall MG3 4,750 viên.
Giáp bảo vệ: Ước tính mức độ bảo vệ cho khoảng Leopard 2 tương đương 590 – 690 mm thép cán trên tháp pháo, 600 mm trên giáp mặt, tới 920 – 940 mm còn trên tháp pháo khoảng 620 mm. Bảo vệ chống lại RPG bằng cách mang giáp lồng thép. Kíp lái cũng được bảo vệ chống lại phóng xạ, vũ khí sinh học và các mối đe dọa hóa học (NBC), Leopard 2 được trang bị với một hệ thống overpressurization NBC cung cấp lên đến 4 mbar (0.004 kp/cm2) áp lực tối đa bên trong xe.
Leopard 2 là bản nâng cấp và thay thế của Leopard 1, cả 2 đều là mẫu xe tăng chủ lực của quân đội Đức (Leopard 1 hiện đã không còn được sử dụng). Leopard 2 được xem là một trong những chiếc tăng tốt nhất nhờ hỏa lực mạnh mẽ và hệ thống phòng thủ cũng như tính cơ động. Hiện tại các phiên bản khác nhau của Leopard 2 được sử dụng tại nhiều nước Châu Âu. Mỗi chiếc có giá khoảng 5,7 triệu USD.
1. M1A2SEP Abram (Mỹ)
Trọng lượng: 63 tấn Kích thước: 9,8,3x3,6x2,4 m
Phạm vi hoạt động: 500 km Tốc độ: 68 km/h
Vũ khí chính: Pháo nòng trơn 120 mm M256.
Vũ khí phụ: súng máy M2HB 12,7 mm, súng máy M240 7,62 mm.
Giáp bảo vệ: - Thiết bị phản ứng chống tên lửa AN VLQ-8A của hãng Sander(thuộc công ty Lockheed Martin) cung cấp khả năng bảo vệ tức thời chống lại một số lớn tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) cho các loại xe thiết giáp.
- Giáp ERA cho tăng Abram (ARAT) 2 bên sườn xe, Giáp lồng phía sau xe, RWS cho súng máy .50 của xa trưởng, Tấm chắn đạn cho súng máy 7,62mm của người nạp đạn, Súng máy .50 đồng trúc với pháo chính, Điện thoại liên lạc giữa tăng-bộ binh, Mũ nhắm bắn hồng ngoại khẩu M240 cho người nạp đạn.
M1 Abram là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực của quân đội Mỹ, trong đó phiên bản M1A2SEP là hiện đại nhất. Nó là chiếc xe tăng có hỏa lực mạnh và nhiều lớp áo giáp kiên cố. Mặc dù không cơ động nhưng sức mạnh của nó được thể hiện tốt trên những chiến trường rộng lớn như sa mạc. Phiên bản M1A2SEP được cải tiến bộ áo giáp cũng như được trang bị thêm các thiết bị điện tử, hệ thống thong tin liên lạc và nâng cấp cả hỏa lực. Mỗi chiếc M1A2SEP có giá 8 triệu USD.
Theo bạn thì chiếc tăng nào là mạnh nhất thế giới hiện nay, hay thử bình chọn và xem kết quả trong phần poll bên dưới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android