Top những tựa game cực dễ chơi nhưng khiến bạn phát điên (Phần 1)
Nếu Flappy Bird hay Zigzag vẫn chưa đủ "hại não" thì đây có lẽ là những tựa game đầy thử thách dành cho bạn.
1. aa
"aa" là tựa game di động đầu tiên trong số các game khó xơi của General Adaptive App. Tất cả các game của hãng này đều được đặt tên bằng các chữ cái và không hề có nghĩa. "aa" không hề có bất cứ cốt truyện hay nhân vật nào, cơ chế chơi của game cũng cực kỳ đơn giản nhưng cũng khiến người chơi phải đau đầu không kém.
Trong game, người chơi sẽ thấy một vòng tròn lớn đang xoay và vô số các vòng tròn nhỏ được xếp bên dưới chờ được kết nối. Nhiệm vụ lúc này của người chơi là chạm vào màn hình để các vòng nhỏ bay lên và kết nối với vòng tròn lớn ở trên, nếu kết nối thành công hết số lượng vòng tròn thì màn chơi sẽ hoàn thành. Tuy nhiên, nếu để các vòng tròn nhỏ chạm nhau thì xem như người chơi đã thất bại ở màn đó.
Ban đầu thì mọi việc có vẻ đơn giản và trôi chảy, nhưng càng ở các màn về sau, số lượng vòng nhỏ tăng lên buộc người chơi phải kết nối hết mới qua màn được. Và tất nhiên người chơi phải nhanh tay, lẹ mắt cũng như sắp xếp các vòng tròn nhỏ này sao cho hợp lý và đủ chỗ trống để những cái sau còn có chỗ kết nối vào. Thêm vào đó, vòng tròn lớn không chỉ quay theo một tốc độ nhất định mà sẽ tăng dần ở những màn sau khiến cho độ thử thách và "khó xơi" càng lúc càng tăng cao.
Đến với "aa", việc thua và phải chơi lại màn đó hàng chục lần là chuyện thường xuyên diễn ra, thậm chí có khi đến cả trăm lần. Điểm hay của "aa" là nó rất dễ gây nghiện và không kém phần gây ức chế cho người chơi, khiến họ phải chơi cho đến khi nào qua màn thì thôi. Bên cạnh đó, game có tính năng chia sẻ thành tích với bạn bè nên gây tính tranh đua rất cao.
2. ao
Cũng giống như "aa", "ao" là tựa game giải đố không hề có bất cứ cốt truyện nào và người chơi vẫn phải xoay quanh "cuộc chiến" giữa vòng tròn lớn và những vòng tròn nhỏ. Tuy nhiên, "ao" có một thay đổi nhỏ: thay vì các cọc liên kết giữa vòng tròn nhỏ và lớn có độ dài bằng nhau như "aa" thì "ao" có độ dài bất định, tức sẽ có lúc dài lúc ngắn khác nhau.
Điều này sẽ gây khó khăn cho người chơi hơn so với "aa" vì phải kiểm soát cả khoảng cách chứ không đơn thuần như trước nữa, bên cạnh đó, chính độ dài cọc nối bất định này sẽ khiến người chơi dễ dàng bị hoa mắt hơn ở những màn sau và dễ có những quyết định sai lầm dẫn đến thua màn chơi.
3. ff
Tiếp tục đề tài vòng tròn, "ff" vẫn đưa người chơi đến với giao diện quen thuộc, nhưng thử thách có đôi phần khác đi và khó nhằn hơn rất nhiều. Các game thủ sẽ bắt gặp vòng tròn lớn đang xoay quanh cùng vô số cọc cắm trên nó, lúc này game yêu cầu người chơi bắn từng vòng tròn nhỏ lên sao cho trúng vào cọc để kết nối được với vòng tròn lớn.
Thử thách lần này khác hẳn so với 2 phần trước vì nó đòi hỏi người chơi phải canh thật chính xác và nhanh tay lẹ mắt, cũng như tập trung cao độ nếu không muốn bắn hụt. Tốc độ quay của vòng tròn lớn càng lúc càng nhanh tương ứng với cấp độ của từng màn chơi, và tất nhiên những chiếc cọc cắm trên đó cũng sẽ quay theo. Thử thách tưởng chừng đơn giản này đôi khi sẽ khiến nhiều người chơi cảm thấy hoa mắt, dễ dàng bắn hụt và dẫn đến ức chế muốn qua màn cho bằng được.
4. ki
Một tựa game giải đố khác được phát triển bởi General Adaptive App, tuy nhiên lần này sẽ không xoay quanh việc kết nối các vòng tròn nữa. Người chơi trong phần này sẽ được yêu cầu dẫn đường trái bóng tròn đi theo đúng làn đường đã được vẽ sẵn.
Cách chơi trong game cũng rất đơn giản: mở đầu mỗi màn chơi sẽ là một trái bóng chạy theo đường thẳng và ở mỗi ngã rẽ, người chơi phải chạm vào màn hình để bóng rẽ theo hướng đấy. Nếu chuyển hướng bóng chậm, người chơi sẽ thua cuộc và phải chơi lại màn chơi ấy. Không dừng ở đó, ở mỗi ngã rẽ bóng sẽ thay đổi tốc độ, lúc nhanh lúc chậm nên sẽ càng gây thêm khó khăn cho người chơi trong việc phán đoán trước tình huống.
>> Những ứng dụng và tiện ích không thể thiếu cho người dùng Gmail (Phần 2: Tiện ích)
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?