Top tìm kiếm Google 2015 cho thấy gu người Việt khác với các nước Châu Á như thế nào

    TVD,  

    Người Việt Nam Google từ khóa "Vợ người ta" nhiều nhất, còn các nước Châu Á khác tìm kiếm gì trên Google?

    Cách đây không lâu, Google đã công bố danh sách những từ khóa, sản phẩm công nghệ được tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2015 trên phạm vi toàn thế giới. Có một sự thật khá thú vị là đứng đầu danh sách những câu hỏi được Google nhiều nhất chính là: “0 chia 0 bằng mấy?”.

    Và mới đây, Google tiếp tục công bố danh sách những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất năm 2015 được phân chia theo từng quốc gia khác nhau. Với những đặc điểm về văn hóa, xã hội và những sự kiện xảy ra khác nhau, mối quan tâm của người sử dụng internet tại từng quốc gia cũng vì thế mà không giống nhau.

     Google tại các nước Châu Á khác gì?

    Google tại các nước Châu Á khác gì?

    Vậy chúng ta hãy cùng điểm qua một số quốc gia tại Châu Á, để thấy được gu của người Việt khác với các nước khác trong khu vực như thế nào. Lưu ý là trong danh sách của Google không có Trung Quốc, do nước này vẫn còn chặn công cụ tìm kiếm của Google.

    Trước hết chúng ta sẽ cùng đến với danh sách những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam. Như trước đây chúng tôi đã đưa tin thì 3 từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất đều là tên của các bài hát nhạc pop về tình yêu. Và phần lớn các từ khóa trong top 10 đều là tên bài hát hoặc tên các bộ phim.

    1. Vợ người ta.

    2. Âm thầm bên em.

    3. Không phải dạng vừa đâu.

    4. How-Old.net (ứng dụng đoán tuổi qua một bức ảnh của Microsoft).

    5. Fast Furious 7.

    6. Khuôn Mặt Đáng Thương.

    7. Em Của Quá Khứ.

    8. Cười Xuyên Việt.

    9. Cô Dâu 8 Tuổi.

    10. Chàng Trai Năm Ấy.


    Còn đây là những top 10 từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất tại các quốc gia Châu Á khác.


    Indonesia lại quan tâm rất nhiều đến đá quý, người dân cho rằng khi đeo càng nhiều đá quý trên người thì họ sẽ càng có được những sức mạnh siêu nhiên. Cũng vì vậy mà giá vàng tại quốc gia này đã giảm khá mạnh do không có ai quan tâm đến các trang sức bằng vàng nữa.

    1. Batu Akik (phong trào sưu tập các món đồ gắn đá quý).

    2. GO-JEK (startup giống Uber nhưng hoạt động trên các loại xe tay ga 2 bánh).

    3. Kue Cubit (một loại bánh ngọt phổ biến tại Indo).

    4. Angeline (vụ án cô gái mất tích bị phát hiện đã chết).

    5. Olga Syahputra (chương trình truyền hình).

    6. Dubsmash (ứng dụng để tạo các video 10s theo phong trào Twerk It Like Miley).

    7. Fast Furious 7.

    8. Tragedi Mina (những người hành lễ giẫm đạp lên nhau gây chết người trong lễ Hajj).

    9. Goyang Dumang (một điệu nhảy phổ biến tại Indo).

    10. Piala Presiden (giải bóng đá do Tổng thống Indo đứng ra tổ chức).


    Malaysia, người dân quan tâm nhiều nhất đến các vấn đề về chính trị và các chính sách của nhà nước.

    1. HRMIS 2 (hệ thống thông tin quản lý nhân sự của Malaysia).

    2. BR1M 2015 (bản tin tiền tệ của chính phủ).

    3. How-Old.net.

    4. Maharaja Lawak Mega (một cuộc thi của các diễn viên hài).

    5. Fast Furious 7.

    6. Hati Perempuan (bộ phim truyền hình).

    7. 1 USD to MYR (1 USD đổi được bao nhiêu ringgit, sau khi đồng tiền của Malay bị trượt giá).

    8. Whatsapp Web (ứng dụng Whatsapp bản web).

    9. GST (dịch vụ bán hàng và thuế mới của nước này).

    10. Bersih 4.0 (cuộc biểu tình của người dân Malay nhằm cải cách bầu cử).


    Singapore quan tâm tới các vấn đề về môi trường, Thủ tướng Lý Quang Diệu qua đời và sự kiện SEA Games. Có vẻ người dân tại nước này rất chú ý đến những vấn đề của cộng đồng. Đặc biệt là những thông tin xung quanh thủ tướng Lý Quang Diệu được tìm kiếm rất nhiều.

    1. PSI Singapore (mức độ ô nhiễm không khí của Singapore, nước này bị ô nhiễm không khí nặng do cháy rừng).

    2. Lee Kuan Yew (Thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore qua đời).

    3. SEA Games.

    4. WhatsApp Web.

    5. iPhone 6s.

    6. Amos Yee (một blogger bị cảnh sát truy tố).

    7. MERS (sự lây lan của Hội chứng hô hấp cấp từ Trung Đông).

    8. QZ8501 (máy bay AirAsia bị rơi).

    9. Lee Wei Ling (con gái thủ tướng Lý Quang Diệu).

    10. Lee Hsien Loong (con trai của ông Lý Quang Diệu và hiện là Thủ tướng của Singapore).


    Nhật Bản lại lo sợ trước khủng bố của nhà nước Hồi Giáo và quan tâm đến môn thể thao bóng bầu dục còn hơn cả bóng đá. Ngoài ra người dân Nhật còn quan tâm tới những ngôi sao nữ bị bệnh ung thư.

    1. イ ス ラ ム 国 (nhà nước hồi giáo).

    2. 台風 (bão).

    3. ラグビー (bóng bầu dục, sau chiến thắng của tuyển Nhật Bản trước tuyển New Zealand).

    4. マ イ ナ ン バ ー (tra cứu số an sinh xã hội).

    5. 後 藤 健 二 (Kenji Goto, nhà báo Nhật bị sát hại bởi khủng bố Hồi giáo).

    6. 川島なお美 (Naomi Kawashima, một diễn viên truyền hình bị chết bởi ung thư).

    7. 北斗 晶 (Akira Hokuto, đô vật nữ công bố việc mắc phải căn bệnh ung thư vú).

    8. ス プ ラ ト ゥ ー ン (Splatoon, một trò chơi của Nintendo).

    9. Windows 10.

    10. iPhone 6s.


    Hồng Kông quan tâm nhiều nhất đến iPhone 6s, có lẽ vì Hồng Kông cũng là một trong những nơi có giá bán iPhone rẻ nhất trên thế giới.

    1. iPhone 6s.

    2. How-Old.net.

    3. Helen To Yu-ung (nhà văn và người dẫn chương trình truyền hình).

    4. Võ Tắc Thiên (nhân vật trong bộ phim truyền hình Trung Quốc).

    5. Our Times (một bộ phim Đài Loan).

    6. HKTV (một kênh truyền hình).

    7. The Greed of Man (một bộ phim truyền hình từ năm 1992).


    Hàn Quốc là nơi phát hiện ca mắc bệnh MERS đầu tiên, do đó không có gì ngạc nhiên khi đây là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất. Ngoài ra người dân Hàn Quốc rất quan tâm tới các bộ phim truyền hình.

    . 메르 스 (MERS, Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông nguy hiểm không kém gì dịch bệnh SARS trước đây).

    2. 나무 위키(NamuWiki, một Wikipedia của Hàn Quốc).

    3. 워터 파크 몰카 (vụ việc phát hiện camera quay lén tại công viên nước của Hàn Quốc).

    4. 킹스 맨 (bộ phim Kingsman).

    5. 베테랑 (bộ phim Veteran).

    6. 이태 임 (Lee Tae-im, nữ diễn viên Hàn Quốc).

    7. 암살 (bộ phim truyền hình Assassination).

    8. 간신 (bộ phim truyền hình The Treacherous).

    9. 장성우 (Jang Sung-Woo, cầu thủ bóng rổ).

    10. 스물 (bộ phim Twenty).


    Thái Lan có lẽ được biết đến nhiều bởi những bộ phim học đường và những video ca nhạc cùng với người mẫu chuyển giới. Người dân Thái Lan cũng vì thế tìm kiếm rất nhiều từ khóa liên quan đến những video ca nhạc, show truyền hình của các ngôi sao trẻ tại nước này. Đặc biệt người dân Thái Lan cũng rất thích các nhóm nhạc rock và những bộ phim theo phong cách cô dâu 8 tuổi.

    1. เชือก วิเศษ (Rope Magic, một video ca nhạc của nhóm nhạc rock Labanoon).

    2. รัก นะ เป็ด โง่ (Ugly Duckling, bộ phim truyền hình khá nổi tiếng tại Thái Lan).

    3. เพื่อน เฮี้ยน โรงเรียน หลอน (Thirteen Terrors, bộ phim nói về cuộc phiêu lưu của những học sinh trung học).

    4. ทิ้ง ไว้ กลาง ทาง (Leave Me Along The Way, video ca nhạc củanhóm nhạc rock Potat).

    5. สุด แค้น แสน รัก (Extreme Love, bộ phim truyền hình giống với Cô dâu 8 tuổi).

    6. สงคราม นางงาม (Beauty Queens' War, chương trình truyền hình thực tế).

    7. เพลงขัดใจ (Offend, video ca nhạc của nhóm COLOURPiTCH).

    8. ข้าบดินทร์ (bộ phim truyền hình Kha Badin).

    9. แอบรักออนไลน์ (Secret Love Online, tiếp tục là một bộ phim giống cô dâu 8 tuổi).

    10. ตัดพ้อ (video ca nhạc Complain).

    Tham khảo: Bloomberg

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày