Để cân bằng tài chính của công ty, Toshiba đang xem xét bán bớt cổ phận từ bộ phận kinh doanh chip nhớ.
Nguồn tin từ Bloomberg cho biết Toshiba đang lên kế hoạch bán cổ phần bộ phận kinh doanh chip của mình cho một số nhà đầu tư, bao gồm Canon Inc và các quỹ tư nhân.
Toshiba vẫn giữ lại quyền kiểm soát bộ phận chip nhớ sau khi bán ra từ 20% đến 30% cổ phần của bộ phận này cho nhiều nhà đầu tư. Western Digital Corp, một đối tác trong kinh doanh chip của Toshiba có thể sẽ không tham gia mua cổ phần đợt này do lo ngại vi phạm các quy định về chống độc quyền.
Hội đồng quản trị của Toshiba sẽ thảo luận việc bán lại vào thứ Sáu tới với mục tiêu thực hiện giao dịch trong tháng Hai và hoàn thành việc thanh toán vào tháng Ba. Các cuộc đàm phàn vẫn đang ở trong giai đoạn đầu vì vậy lượng cổ phiếu được bán và số nhà đầu tư tham gia vẫn chưa được chốt danh sách.
Công ty Nhật Bản cho biết họ đang xem xét khả năng bán cổ phần bộ phận kinh doanh chip để chi trả số tiền thâm hụt do đầu tư vào đơn vị kinh doanh chính của công ty (số tiền có thể lên đến hàng tỷ USD). Rắc rối xảy ra cách đây 2 năm (2015) liên quan đến một vụ bê bối lợi nhuận khiến công ty tổn thất một số tiền lớn và buộc phải cắt giảm nhân viên cũng như bán một số tài sản để cân bằng tài chính.
Theo nguồn tin trên thì tổng giá trị bộ phận kinh doanh chip của Toshiba ở vào khoảng 18 tỷ USD.
Goldman Sachs Group Inc đang làm việc với Toshiba về việc bán cổ phần. Hirotomo Fujimori, một phát ngôn viên của Canon cho biết công ty này sẽ đầu tư nếu được phía Toshiba mời. Trong khi đó, người đại diện của Toshiba lại từ chối bình luận về vấn đề này.
Bộ nhớ flash NAND, được sử dụng trong điện thoại thông minh và các ổ đĩa SSD là một trong số ít điểm sáng trong hoạt động kinh doanh của Toshiba. Ngoài ra, hãng này còn tham gia vào nhiều lĩnh vực khác như máy tính cá nhân, TV, hệ thống đường sắt và thang máy. Bộ phận kinh doanh chip nhớ tạo ra 50,1 tỷ yên lợi nhuận trong nửa đầu năm tài chính này, chiếm hơn một nửa lợi nhuận của Toshiba.
Tham khảo: Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI