Hãng công nghệ Nhật Bản Toshiba có thể bị buộc nộp đơn xin phá sản sau khi chịu khoản thua lỗ 6,3 tỷ USD do trả giá quá cao cho vụ mua lại công ty về năng lượng hạt nhân Chicago Bridge and Iron (CBI) năm 2015.
Toshiba có thể phải đối mặt với nguy cơ phá sản sau những nỗ lực bất thành để để cứu vãn vận mệnh của công ty. Hãng công nghệ Nhật Bản ngày hôm qua xác nhận sẽ chịu khoản thua lỗ 6,3 tỷ USD do những vấn đề từ bộ phận xây dựng hạt nhân tại Mỹ. Ngay sau tin tức này, Toshiba cũng tuyên bố chủ tịch của công ty sẽ từ chức vào hôm nay.
Toshiba đã cố gắng tránh khoản thiệt hại 6,3 tỷ USD bằng việc tìm cách bán 20% cổ phần mảng kinh doanh bộ nhớ vốn đang làm ăn có lãi ở thời điểm hiện tại. Dù thương vụ này thu hút sự chú ý của nhiều công ty bao gồm Western Digital, SK Hynix và MediaTek, thế nhưng Toshiba xác nhận rằng hãng sẽ chịu trách nhiệm về vụ thua lỗ.
Theo các quy định trao đổi chứng khoán Tokyo, Toshiba phải công bố kết quả tài chính quý muộn nhất vào trưa ngày hôm qua. Tuy nhiên, Toshiba đã không thực hiện và sau đó thừa nhận hãng "chưa sẵn sàng", muốn có thêm thời gian. "Chúng tôi cần nghiên cứu thêm về báo cáo nội bộ và ảnh hưởng của nó đến kết quả tài chính". Trong công bố này, hãng công nghệ Nhật Bản đang nói tới việc nghiên cứu về vụ mua lại 1 nhà thầu lớn chịu trách nhiệm xây dựng nhiều nhà máy năng lượng hạt nhân tại Mỹ.
Được biết, công ty con của Toshiba là Westinghouse Electric được cho là đã trả tiền quá mức cho vụ mua lại công ty về năng lượng hạt nhân Chicago Bridge and Iron (CBI) năm 2015. Nguyên nhân là do các quản lý của Westinghouse đã gây áp lực "không hợp lý" lên những người chịu trách nhiệm xem xét chi tiết vụ mua bán ở thời điểm đó. Toshiba cũng thừa nhận, các áp lực quản lý đã phá vỡ "kiểm soát nội bộ" để rồi công ty rơi vào tình cảnh khó khăn như hiện nay.
Dù xác nhận khoản thua lỗ 6,3 tỷ USD (chưa được kiểm toán), Toshiba thông báo chủ tịch Shigenori Shiga sẽ từ chức khỏi Hội đồng quản trị nhưng vẫn giữ vai trò lãnh đạo tại công ty. Các nhà phân tích, trong khi đó, lo ngại Toshiba sẽ bị buộc nộp đơn xin phá sản khi mà chỉ riêng tại Nhật Bản đang có hơn 200.000 nhân viên có nguy cơ mất việc làm.
Công ty Nhật Bản xác nhận sẽ dừng mở rộng mảng kinh doanh năng lượng hạt nhân tại Mỹ cũng như các quốc gia khác, tuy nhiên, theo các nguồn tin hãng vẫn sẽ hoàn thành 2 lò phản ứng đang được xây dựng ở Georgia và South Carolina. Hiện chưa rõ các thông tin trên sẽ ảnh hưởng như thế nào tới thương vụ mua bán mảng bộ nhớ của Toshiba.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android