Toshiba và cơn bĩ cực phải bắt tay với đối thủ để tồn tại, tất cả chỉ vì người dân lười đi làm

    Băng Băng, Nhịp sống thị trường 

    Thậm chí liên doanh mới cũng do đối thủ nắm cổ phần chi phối.

    Toshiba và cơn bĩ cực phải bắt tay với đối thủ để tồn tại, tất cả chỉ vì người dân lười đi làm - Ảnh 1.

    Theo tờ Nikkei Asian Review, tập đoàn Toshiba của Nhật Bản đã phải quyết định liên doanh với đối thủ Ricoh trong mảng máy photocopy và thiết bị văn phòng, qua đó tạo nên một doanh nghiệp mới lớn nhất trong ngành này trước bối cảnh xu thế làm việc từ xa tăng cao cũng như sự số hóa của công việc văn phòng.

    Thỏa thuận mới sẽ gộp Ricoh và bộ phận kinh doanh thiết bị văn phòng Toshiba Tec vào làm một công ty mới chính thức kể từ năm 2024. Trong đó Ricoh nắm cổ phần chi phối, qua đó trở thành doanh nghiệp lớn nhất trong ngành để có thể sống sót trước bối cảnh suy giảm nhu cầu hiện nay.

    Tờ Nikkei nhận định đây là thỏa thuận sáp nhập lớn đầu tiên trong ngành thiết bị văn phòng giữa 2 đối thủ lớn để có thể cùng tồn tại. Với các dự báo suy giảm của thị trường trong tương lai, liên doanh Ricoh-Toshiba được cho là sẽ kích thích hàng loạt vụ hợp tác, sáp nhập khác trong ngành để đứng vững trước biến động.

    Toshiba và cơn bĩ cực phải bắt tay với đối thủ để tồn tại, tất cả chỉ vì người dân lười đi làm - Ảnh 2.

    Các chuyên gia đánh giá thỏa thuận này sẽ giúp cả 2 công ty tiết kiệm được chi phí hoạt động, từ khâu thiết kế đến phát triển sản phẩm, cắt giảm những mảng chồng chéo không cần thiết để tập trung tăng doanh số. Trong trung và dài hạn, liên doanh mới sẽ xem xét tái cấu trúc lại các nhà máy, còn mảng bán hàng lẫn marketing cũng sẽ được cơ cấu riêng biệt.

    Thị phần máy in laser A3 của Ricod trên thị trường quốc tế năm 2022 là 15,2%, tương đương 510.000 sản phẩm/năm, đứng thứ 2 sau Canon, còn Toshiba đứng thứ 7 với 7,2% thị phần. Sau liên doanh, tổng doanh số của công ty mới có thể lên đến 750.000 máy, đứng đầu toàn cầu.

    Tổ hợp công nghệ

    Ngành máy in và thiết bị văn phòng được đánh giá là sự kết hợp của hàng loạt công nghệ, từ hóa học, quang học cho đến máy móc điện tử. Tại mảng này, những tên tuổi lớn của Nhật Bản như Canon, Konica Minolta và Fujifilm Business Innovation chiến giữ đến hơn 80% thị phần toàn cầu.

    Tuy nhiên những doanh nghiệp trong ngành này lại đang gặp rắc rối vì dư thừa công suất khi nhu cầu làm việc tại văn phòng ở mức thấp trong và sau đại dịch.

    Hiệp hội giấy Nhật Bản (JPA) dự báo nhu cầu nội địa cho giấy văn phòng năm 2023 sẽ giảm 5% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 1,46 triệu tấn. Con số này thấp hơn 18% nếu so sánh với năm 2019 trước khi đại dịch diễn ra.

    Báo cáo của Hiệp hội công nghiệp công nghệ thông tin và máy móc kinh doanh Nhật Bản (JBMISIA) cho thấy doanh số máy photocopy và máy in đa năng trên toàn cầu năm 2022 chỉ đạt 4,06 triệu chiếc, giảm 16% so với 5 năm trước đó.

    *Nguồn: Nikkei Asian Review

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ