Toyota chi 2,8 tỷ USD, thuê 1.000 lập trình viên trên toàn cầu để phát triển công nghệ tự lái, sẵn sàng thách thức Tesla
Tập đoàn Toyota Corp dự định chi 2,8 tỷ USD để đảm bảo rằng hệ thống viết phần mềm cho xe tự lái của họ vận hành hiệu quả giống như các nhà máy sản xuất xe hiện tại.
Theo James Kuffner, người sẽ lãnh đạo kế hoạch mới này, Toyota cần những phương pháp nhanh và đáng tin cậy hơn cho việc viết phần mềm bởi xe hơi tự lái cần hàng triệu dòng code. Các mẫu xe cơ bản thế hệ trước chỉ cần khoảng chục nghìn dòng code.
Hãng sản xuất xe Nhật Bản đang muốn có lợi thế trong cuộc cạnh tranh với những đối thủ khổng lồ khác và những startup như Waymo. Kuffner cho biết ông dự tính thuê khoảng 1.000 lập trình viên trên toàn cầu và sẵn sàng thuê bất cứ ai đạt yêu cầu.
"Chúng tôi không chỉ tăng gấp đôi ngân sách mà còn tăng gấp bốn lần", Kuffner nói. "Chúng tôi dự tính chi gần 4 tỷ USD để Toyota thực sự trở thành một công ty đẳng cấp về mặt phần mềm".
Để phục vụ kế hoạch mới, Toyota đã cùng hai nhà cung cấp chính của mình thành lập một công ty mới ở Tokyo. Và mới hôm thứ sáu tuần trước, Kuffner được bổ nhiệm làm CEO của công ty mang tên Toyota Research Institute - Advanced Development (TRI-AD) này.
Robot, AI
Năm 2015, Toyota từng chi 1 tỷ USD để thành lập một đơn vị mang tên Toyota Research Institute (TRI), chuyên nghiên cứu công nghệ tự lái, robot và trí tuệ nhân tạo (AI). Kuffner, 47 tuổi, từng là giám đốc công nghệ của TRI. Trước đó, ông từng là trưởng nhóm nghiên cứu về robot và điện toán dám mây của Google. Hiện TRI chỉ có khoảng 250 nhân viên.
Hai nhà cung cấp của Toyota là Denso Corp. và Aisin Seiki Co. sẽ đầu tư vào TRI-AD, mỗi công ty nắm 5% cổ phần.
Hiện nay, Kuffner cho biết, các nhóm lập trình viên sẽ hoạt động độc lập để giải quyết các vấn đề lớn như xe tự lái và sau đó sẽ dành nhiều năm để kết hợp công việc của họ với nhau và thử nghiệm nó với AI và các công cụ khác. Toyota dự tính sẽ hợp lý hóa quá trình này bằng cách xác nhận từng mảng của phần mềm để đảm bảo rằng nó đủ an toàn và mạnh mẽ cho những mẫu xe hơi và xe tải mà Toyota bán cho người tiêu dùng.
Kuffner hy vọng rằng quy trình mà ông tạo ra sẽ giúp Toyota đạt được vị trí dẫn đầu về hiệu quả và chất lượng giống như những gì hãng này đã làm được sau sự cố những năm 1980.
Thế vận hội 2020
Kuffner hy vọng rằng hệ thống tự lái mới sẽ được sử dụng cho những mẫu xe hoàn toàn tự lái, chạy điện mới mà Toyota dự tính sẽ trình làng tại Thế vận hội diễn ra ở Tokyo vào năm 2020. Bên cạnh đó, nó còn có thể được xuất hiện trên thiết bị an toàn ngày càng tinh vi hơn mà Toyota đang lắp đặt trên các phương tiện đang được bán hiện tại.
Tháng trước, hãng xe Nhật đã giới thiệu chiếc sedan Lexus LS 500 với khả năng tự đánh lái và phanh nếu phát hiện người đi bộ qua đường.
"Toàn bộ ý tưởng của Toyota là xây dựng một chiếc xe với phần mềm có độ tin cậy cao, không thể bị tai nạn và phần mềm ấy sẽ không bao giờ trở thành nguyên nhân gây tai nạn", Kuffner nói.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI