Apple vs Google: Khi cuộc chiến vượt ra ngoài biên giới Smartphone

    Hải Tố,  

    Google I/O 2015 cho thấy gã khổng lồ tìm kiếm cần Apple và iOS như thế nào. Tham vọng của Google khiến họ không thể bỏ qua một thị trường khổng lồ và nở ra từng ngày. Ở phía còn lại, Apple cũng cần Google vì hệ thống ứng dụng phổ biến và kho dữ liệu chính xác.

    Nếu là một tín đồ của giới công nghệ,  từ đầu năm 2015 có 2 sự kiện mà bạn không được phép bỏ qua: Apple Spring Forward và mới đây là Google I/O 2015. Trong những năm vừa qua, 2 gã khổng lồ công nghệ này đã luôn kèn cựa lẫn nhau trong mọi lĩnh vực mà sự kiện thường niên là dịp để họ phố diễn những gì tốt nhất.

    Tuy nhiên năm 2015 đã đánh dấu một sự thấy đổi lớn lao khi cả Apple Google đều thay đổi chiến lược, định hướng mới với sứ mệnh khác nhau. Có vẻ như sau rất nhiều năm cạnh tranh khốc liệt trên thị trường smartphone, hai người khổng lồ đã nhận ra rằng cuộc chiến này cần những chiến lược dài hơi cùng kế hoạch cụ thể để hiện thực hoá tham vọng đó.

    Google muốn kết nối hàng tỷ người sử dụng trên toàn thế giới

    Với gã khổng lồ tìm kiếm là kết nối thêm hàng tỷ người sử dụng trên toàn thế giới (trong đó có tới 500 triệu người sử dụng iPhone), còn "táo khuyết" muốn hiện thực hóa công nghệ cá nhân đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào Google - đối thủ cạnh tranh chính của mình. Cuộc chạy đua smartphone giữa 2 hãng vừa kết thúc, một cuộc chiến mới lại bắt đầu hứa hẹn khốc liệt hơn, phức tạp hơn rất nhiều - nền tảng nào mang đến người dùng trải nghiệm tốt hơn, đó là kẻ thắng cuộc.

    Với Apple, đơn giản là thỏa mãn công nghệ tới mỗi người dùng

    Điểm lại những cuộc chiến trong lịch sử giữa 2 gã khổng lồ công nghệ...

    Ngày 9/1/2007, cố CEO Steve Jobs lần đầu công bố iPhone - chiếc smartphone làm thay đổi ngành công nghiệp di động và bắt đầu luôn cuộc chạy đua với Google với những giai đoạn cạnh tranh rõ ràng. Bắt đầu bằng việc tranh giành thị phần smartphone, tiếp theo là sự trỗi dậy của “kẻ thứ 3” Samsung với nền tảng Android, cuộc lật đổ ngoạn ngục của cặp đôi iPhone6/6 Plus và giờ đây cuộc chiến đã vượt xa ra ngoài biên giới của những chiếc điện thoại màn hình cảm ứng...

    Hình ảnh này đã làm thay đổi lịch sử ngành công nghiệp di động

    Ai bán được nhiều điện thoại hơn?

    Trong những ngày đầu của trận chiến smartphone, tất cả những gì mà các công ty quan tâm là thị phần: có bao nhiêu chiếc điện thoại được bán ra, hệ điều hành nào đạt doanh thu cao nhất... Ngay cả một người vốn lạnh lùng như Steve Jobs cũng nhắc đến Android trong hội nghị thường niên của Apple vào năm 2010:

    “Tuần trước, Eric Schimidt (CEO của Google) khoe rằng họ bán ra tới 200.000 thiết bị Android mỗi ngày và App Store của họ đã đạt mốc 90.000 ứng dụng. Nhưng hãy so sánh với Apple, trong 30 ngày vừa qua đã có trung bình 275,000 iDevice được kích hoạt với đỉnh cao là 300,000 thiết bị. Số lượng ứng dụng của Apple cũng đã đạt mốc 300,000 (hơn gấp 3 lần Google”.

    Apple và Google đưa nhau ra tòa án rất nhiều lần với những vụ kiện vi phạm bằng sáng chế.

    Không dừng lại ở việc cạnh tranh trên thị trường, Apple còn đưa Google ra toàn án quốc tế với những vụ kiện vi phạm bằng sáng chế. Dĩ nhiên mục tiêu của Steve Jobs không phải là những đồng đô la Mỹ từ Google, "táo khuyết" không muốn chất xám của mình trở thành vũ khí của đối thủ và khẳng định luôn vị trí tiên phong của Apple trong giới công nghệ.

    Samsung - kẻ thứ 3

    Không thể phủ nhận sự thành công của iPhone từ khi nó được ra mắt, nhưng vẫn có một điểm yếu của Apple đã bị Samsung nhận ra, khai thác triệt để: smartphone màn hình lớn và thị trường giá rẻ. Với hệ điều hành Android cùng những chiếc điện thoại cảm ứng giá rẻ, nhà sản xuất điện thoại đến từ Hàn Quốc đã đánh chiếm vô số thị trường mới nổi, đặc biệt là ở 2 quốc gia đông dân nhất thế giới: Trung Quốc và Ấn Độ.

    Cuộc chiến nhanh chóng xuất hiện kẻ thứ 3, khi Samsung đưa lên truyền hình những clip quảng cáo chế giễu người dùng mua iPhone. Apple nhanh chóng phản pháo bằng những vụ kiện không có hồi kết trong phòng xử án.

    Samsung với bệ phóng "Android" cạnh tranh khốc liệt với Google

    Còn nhớ năm 2012, một ngày trước khi Galaxy S4 chính thức được ra mắt, Phil Schiller - giám đốc marketing của Apple đã công khai chế diễu Samsung: “Android chỉ là một nền tảng miễn phí và trải nghiệm người dùng không thể tốt bằng iPhone được. Nếu muốn sử dụng một chiếc smartphone Android ngon lành như trên iOS, bạn sẽ phải đăng ký tới 9 tài khoản khác nhau".

    Tất nhiên, Apple đủ tỉnh táo để nhận ra rằng Google vẫn là mối lo ngại lớn nhất của mình. Không phủ nhận Samsung là đối thủ nặng ký hàng đầu ở thời điểm hiện tại nhưng đây cũng chỉ là một nhà sản xuất điện thoại với trái tim là nền tảng Android mà thôi. Không có hệ điều hành của Google, liệu Samsung có thể được như ngày hôm nay?

    Một cuộc chiến mới nổ ra...

    Dân số thế giới là hơn 7 tỷ người thì hiện có 500 triệu người sử dụng iPhone, trong đó các thị trường chiến lược vẫn chiếm thị phần lớn như Mỹ (40% thị phần), Anh (40%), và Trung Quốc (25%). Nỗi lo sợ bị Android chiếm lĩnh thị trường chỉ còn trong quá khứ, nền tảng iOS bây giờ đang nắm ưu thế rất lớn khi buộc tất các nhà phát triển khác như Google, Facebook, Twitter,... phải theo chân mình.

    Dù nhất quyết không đội trời chung với Apple, nhưng 475 triệu người sử dụng iPhone là một phần không thể bỏ qua trong chiến lược kinh doanh của Google. Theo giới phân tích, lượng người dùng iDevice sẽ tăng 10-20% trong vài năm tới, làm sao gã khổng lồ tìm kiếm có thể gạt sang một bên thị trường lớn bằng 1/10 dân số thế giới?

    Những ứng dụng của Google cần 500 triệu người dùng iOS và ngược lại

    Trong quá khứ, Google đã phạm sai lầm lớn khi hạn chế hỗ trợ ứng dụng Google Maps trên iOS, để rồi buộc Apple tự phát triển ứng dụng bản đồ của riêng mình. Có lẽ những người đứng đầu Google thời điểm đó đã quá tự tin vào công nghệ Google Maps cũng như chưa lường trước được sức mạnh và tiềm năng của iOS. Kết quả như thế nào, sau một thời gian vắng bóng cuối cùng ứng dụng bản đồ số 1 thế giới buộc phải quay lại nền tảng này.

    Sự ganh đua giữa Google và Apple không còn ở thị trường smartphone mà là ở hệ sinh thái, hệ điều hành. Giờ đây, ứng dụng của Google đã xuất hiện trên mọi nền tảng trong khi mức giá của iPhone với những chiếc flagship chạy Android như S6, S6 Edge không chênh lệch quá nhiều. Google là người tiên phong trong việc phát triển ứng dụng hoạt động trên điện toán đám mây (Cloud Computing) nhưng rất tiếc đấy không phải là tiêu chí chính khi mua điện thoại của người tiêu dùng.

    Google Photos là ứng dụng điện toán đám mây - nhưng người dùng thật sự có cần nó?

    Với sự bùng nổ công nghệ và thiết bị di động, việc chọn mua một chiếc smartphone mới phải “tông xuyệt tông” với các thiết bị còn lại: smartwatch, tablet, PC, laptop,... Bạn có mua một chiếc Apple Watch để cặp đôi với Galaxy S6 không? Việc đồng bộ, chuyển dữ liệu giữa Nexus và iPad có khiến bạn vui vẻ không? Rõ ràng nếu đứng trên góc nhìn về hệ sinh thái, iOS/MacOS xứng đáng là nền tảng tốt nhất, hoàn hảo nhất tại thời điểm này.

    Chiến lược của Apple: Đẳng cấp và sự sang trọng

    Chiến lược của Apple luôn rõ ràng, dù là thời Steve Jobs hay Tim Cook, sản phẩm của Apple luôn phải là sự giao thoa giữa công nghệ và nghệ thuật, mang lại những trải nghiệm tuyệt vời nhất đến người dùng. Điểm mấu chốt giờ đây là làm sao để tiếp tục duy trì, đón đầu những công nghệ mới và tự mình phát triển nó. Ví dụ điển hình đã nêu ở trên là Google Maps - ứng dụng phải có trên mỗi chiếc smartphone. Nếu như iOS chỉ chiếm thị phần nhỏ trong thị trường smartphone thì còn lâu Google mới đưa trở lại Google Maps lên iOS - nói thế để biết việc phải phụ thuộc vào nhà phát triển thứ 3 phiền toái thế nào.

    Tương tự là việc cung cấp nhạc và phim cho người dùng, Apple đâu cần phải trực tiếp sản xuất, thay vào đó táo khuyết sẽ là người trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Ngồi mát - ăn bát vàng, ứng dụng nhạc số Apple Music với thuê bao 8USD/tháng (miễn phí 3 tháng đầu, rẻ hơn mức 10 USD/tháng so với Spotify) được dự đoán sẽ là con gà đẻ trứng vàng của Apple trong tương lai.

    Apple bán thương hiệu và "sự trải nghiệm"

    Cuối cùng là bài toán duy trì thương hiệu. Một ví dụ đơn giản: đâu là điểm khác biệt giữa một chiếc smartwatch Android giá 400 USD và Apple Watch Gold Edition 17000 USD: chất liệu và logo táo khuyết. Thế thôi, nhưng Apple vẫn thành công vì những sản phẩm của họ luôn mang lại cảm giác tinh tế, sang trọng và “hàng hiệu” cho người dùng - thứ trải nghiệm mà Android và các đối thủ khác không bao giờ có được.

    Chiến lược của Google: "Táo khuyết" - ta vẫn cần có nhau

    Tương lai của Google là dịch vụ đám mây, vì thế đối thủ chính của gã khổng lồ tìm kiếm giờ đây là anh bạn Facebook của Mark Zuckerberg. Google muốn tất cả smartphone sử dụng ứng dụng của mình, dù chạy trên nền tảng Android hay iOS! Google muốn sở hữu thông tin của người dùng trên toàn cầu! Facebook cũng muốn như vậy. Để làm được điều đó cả 2 đã chia nhỏ ứng dụng lớn của mình thành nhiều ứng dụng nhỏ, đánh chiếm những nền tảng và phân khúc người dùng khác nhau. Google đang muốn trở thành sự giao thoa giữa khoa học và công nghệ.

    Google hướng tới mọi người dùng với hệ thống ứng dụng phong phú

    Google I/O 2015 cho thấy gã khổng lồ tìm kiếm cần Apple và iOS như thế nào. Tham vọng của Google khiến họ không thể bỏ qua một thị trường khổng lồ và nở ra từng ngày. Ở phía còn lại, Apple cũng cần Google vì hệ thống ứng dụng phổ biến và kho dữ liệu chính xác.

    Thiết bị thực tế ảo mới của Google: Cardboard 2 cũng hỗ trợ iOS

    Thiết bị thực tế ảo mới của Google: Cardboard 2 cũng hỗ trợ iOS

    Viễn cảnh xa xưa khi Android chiếm lĩnh thị trường smartphone toàn cầu và iOS thoái trào sẽ không bao giờ trở thành hiện thực. Đơn giản vì Google càng ngày càng chịu ảnh hưởng của iOS và tạo điều kiện để nền tảng này phát triển mạnh mẽ hơn. Trong khi đó, các sản phẩm Android đang tỏ ra yếu thế, có quá ít đột phá và không hiệu quả.

    iOS sẽ tiếp tục mang đến thành công cho Apple

    Hồi sau sẽ rõ!

    Câu hỏi cuối cùng của ngày hôm nay: liệu Apple có thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào các ứng dụng của Google - đối thủ thường trực của họ hay không? Rõ ràng, Apple muốn khẳng định sự độc lập của mình và có nhiều dấu hiệu cho thấy Apple đang phát triển riêng những ứng dụng này và sự thành công của nó sẽ là điểm then chốt trong cuộc chiến này giữa 2 công ty.

    Năm 2015, Apple và Google có tầm nhìn và chiến lược hoàn toàn khác nhau nhưng ai mang đến người dùng trải nghiệm tốt hơn, đó là kẻ thắng cuộc. Còn việc smartphone iOS hay Android bán chạy hơn sẽ chỉ xuất hiện trong những cuộc tranh luận bất tận của fan cuồng 2 bên mỗi khi một thiết bị mới được Apple hoặc Google ra mắt mà thôi...

    Tham khảo: aboveavalon

    >> "Hãy tin vào chúng tôi, Google sẽ không thất bại!"

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày