Trả lời thư của nhân viên cấp cao, Elon Musk thường chỉ viết vỏn vẹn "Quái gì đấy?"
Mỗi lần nhận được 3 chữ trời đánh của Elon Musk, toàn thể nhân viên Tesla lại như kiến gặp lũ.
Các công ty ở Silicon Valley đang ngày càng trở nên minh bạch hơn, với những chính sách mở cho tất cả nhân viên ở mọi cấp độ.
Những chính sách này cho phép tất cả mọi người, từ những nhân viên thực tập trở lên, có thể nêu lên những mối quan tâm tới những người quản lý hàng đầu mà không có hậu quả. Chiến lược này lần đầu tiên được làm cho phổ biến nhờ các nhà sáng lập của HP, những người mà luôn để cửa văn phòng của họ được mở để nhân viên có thể đi vào và nói chuyện.
Tại Tesla, CEO Elon Musk không chỉ có chính sách cửa mở, mà còn có một hình thức mới hơn: chính sách hộp thư mở. Ông cho phép tất cả những người trong công ty không cần phải thông qua quản lý của họ và có thể gửi thư trực tiếp cho các vị quản lý khác, thậm chí có thể gửi thư thẳng tới Elon Musk.
Nhiều nhân viên của Tesla cho biết họ rất thích điều này.
Cheryl Blackwell, một nhà quản lý bảo mật của Tesla chia sẻ: "Tesla mở cửa tất cả các đường liên lạc với mọi cấp bậc quản lý. Không hề có quy tắc nào cả. Tôi không bao giờ cảm thấy rằng mình không thể chia sẻ những ý tưởng cho một người nào đó."
Mặc dù ý tưởng về một vị CEO dễ tiếp cận có thể là một điều tốt, song nó cũng dẫn đến những vấn đề và khủng hoảng khác.
Nhiều nhân viên đã từng thử gửi email cho Elon Musk cho biết họ chưa bao giờ nhận được một thư phản hồi.
Branton Phillips, một nhà quản lý vật liệu cho Tesla Production Control tại nhà máy Fremont cho biết: "Tôi đã gửi email cho ông ấy khi một số thứ đã bắt đầu xảy ra; và tôi chẳng nhận được phản hồi nào cả. Nhiều, rất nhiều người khác đã thử gửi email cho ông ấy mà không có phản hồi."
Nhưng công bằng mà nói, Tesla có khoảng 40.000 nhân viên. Ngoài ra, việc Elon Musk không trả lời được không có nghĩa là ông chưa đọc email hay không tìm cách hành động.
Một cựu giám đốc điều hành cho biết Musk còn thường xuyên chuyển tiếp những email có vấn đề nhất tới các phó phụ trách.
Phản hồi của Musk đến với những người quản lý thường là 3 chữ trời đánh:
"QUÁI GÌ ĐẤY?" (nguyên văn: "WTF")
Những người nhận được 3 chữ cái này thường phải dừng bất cứ những cái gì mà họ đang làm để điều tra nghiên cứu vấn đề.
Cựu giám đốc Tesla cho hay: "Thư phản hồi sẽ gây ra một cuộc xáo trộn lớn, và bạn sẽ dành ra vài ngày để theo đuổi một vấn đề mà không thực sự quan trọng. Đưa cho nhân viên quyền được gửi email cho Elon Musk đã tạo ra hàng đống vấn đề trong công việc hàng ngày. Hệ thống cấp bậc trong công ty xuất hiện là có lý do của nó."
Musk không phải là CEO duy nhất gây ra những vụ "giật gân" với nhân viên bằng chính sách email của mình. Không dùng đến 3 chữ cái viết hoa như Elon Musk, CEO của Amazon, ông Jeff Bezos thường chỉ gửi cho nhân viên một dấu "?" khi khách hàng gửi email về những lo ngại của họ cho ông.
Bezos đã giải thích trong một cuộc phỏng vấn gần đây: "Tôi đọc hầu hết những email đó. Tôi thấy chúng và gửi chúng cho những giám đốc phụ trách với một dấu chấm hỏi."
Ông cho biết ông trả lời thư như vậy không phải là để đánh chuông báo động, mà để giải quyết các vấn đề. Bezos nói rằng dấu chấm hỏi "là cách viết ngắn gọn để hỏi rằng: "Anh có thể nhìn vào đây được không?" hay "Tại sao điều này lại đang xảy ra?""
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI