"Trả máy đây" - Người đàn ông bỗng dưng thành kẻ cắp chỉ vì một tính năng trên iPhone: Từ sáng đến đêm, người lạ tấp nập đến đập cửa đòi điện thoại!
Một người đàn ông bị hàng loạt những người lạ đến đập cửa đòi trả lại iPhone vì cho rằng anh đã lấy điện thoại của họ. Nhưng sự thật là anh ta không hề lấy.
- Nổi danh vì bán điện thoại giá rẻ, Hoàng Hà Mobile nói gì khi bị TGDĐ thách thức cạnh tranh giá?
- Đáp trả lời tuyên chiến của TGDĐ, một nhà bán lẻ hùng hồn tuyên bố: “Chúng tôi đã sẵn sàng cho cuộc chiến giá bán”
- Thử so camera vivo X90 Pro và Xiaomi 13 Pro: Cân tài cân sức nhưng có một chiếc điện thoại nhỉnh hơn ở chi tiết này
Thành kẻ cắp chỉ vì một tính năng trên iPhone
Hết người lạ này đến người lạ khác liên tục xuất hiện trước cửa nhà của một người đàn ông ở Texas, sau khi ứng dụng Find My cho biết điện thoại mà họ bị mất đang ở nhà anh ta.
Thông qua ứng dụng theo dõi điện thoại Find My và Apple Maps, một trục trặc kỹ thuật nhỏ đã gây ra vấn đề lớn cho Scott Schuster. Không hiểu lý do gì, ứng dụng Find My liên tục gửi vị trí chiếc điện thoại bị mất đến nhà kỹ sư phần mềm này kể từ khi anh chuyển đến vào năm 2018.
Scott Schuster nói với Inside Edition rằng những người sở hữu iPhone với tâm trạng thất vọng đã đến nhà anh ta bất kể ngày đêm. Tuy nhiên, chiếc điện thoại bị mất thực sự không có ở đó. "Thật kỳ lạ", Schuster nói.
Người đàn ông đen đủi nói rằng có ít nhất 12 người đã đến gõ cửa xin "trả lại điện thoại của tôi" và AirPods bị đánh mất. Cảnh quay camera cho thấy nhiều người đến trước cửa nhà Schuster với những thái độ khác nhau. Một số hiểu rằng Schuster không cầm điện thoại của mình, nhưng một số lại tỏ ra khó chịu.
"Cảnh sát đang trên đường đến đây nên anh hãy nói chuyện với tôi trước khi quá muộn", đoạn camera ghi lại câu nói của một người mất iPhone hăm dọa chủ nhà.
"Tôi chưa bao giờ bị đe dọa. Tuy nhiên, những rủi ro không lường trước khiến tôi lo sợ", Schuster nói.
Anh lo lắng rằng một người nào đó mất lý trí xuất hiện với vũ khí trong tay và muốn lấy lại thiết bị của họ, vì nghĩ rằng anh đã đánh cắp nó.
Schuster đã nhiều lần liên hệ với bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của Apple nhưng vẫn chưa có câu trả lời về nguyên nhân gây ra sự cố này. Nhưng Schuster có một giả thuyết về lý do tại sao chuyện kỳ quái như vậy lại xảy ra.
Anh nói: "Nhà của tôi vốn là một ngôi nhà tiêu biểu ở khu phố này. Có lẽ định vị trên ứng dụng không thể liên kết được với một địa chỉ cụ thể nên nó đã tự rơi vào vị trí của tôi".
Apple Maps dường như đã gán mọi ngôi nhà trong khu phố vào một địa chỉ duy nhất là nhà của Schuster.
Nếu ai đó làm mất iPhone ở gần đây, họ nhận được lời khuyên là đừng đến nhà của Scott Schuster vì anh ta không cầm điện thoại của bạn.
Nhưng thực tế đó đã không ngăn được Apple Maps đưa một số lượng lớn những người lạ gắt gỏng đến trước cửa nhà anh ấy trong nhiều năm.
Trong một bài đăng trên Instagram, Schuster cho biết anh đang xem xét đệ đơn kiện Apple vì bỏ mặc sự cố.
Gizmodo đã liên hệ với Apple để xác nhận vấn đề của Schuster nhưng công ty không phản hồi.
Rắc rối từ Find My
Find My là tính năng được phát triển để giúp mọi người theo dõi điện thoại bị thất lạc hoặc bị đánh cắp, cho phép họ theo dõi thiết bị của mình trên một thiết bị khác của Apple. Từ đó, người dùng có thể xác định và khoanh vùng vị trí mà thiết bị thất lạc để có các giải pháp thu hồi.
Mặc dù có khả năng rất hữu ích, nhưng ứng dụng này vẫn thường xuyên bị chỉ trích là không định vị chính xác, gây ra những hiểu lầm không đáng có.
Bên cạnh đó, cảnh sát cũng cảnh báo mọi người không nên tự đặt mình vào tình thế nguy hiểm bằng cách cố gắng lấy lại điện thoại, vì chúng có thể đã bị lấy cắp bởi những kẻ tội phạm.
Chính vì vậy, Find My được khuyến cáo chỉ là công cụ tham khảo, khuyên dùng trong trường hợp bị đánh rơi hoặc bỏ quên.
Câu chuyện của Schuster không phải là lần đầu tiên Apple gặp sự cố về phương hướng và định vị. Vào năm 2013, ứng dụng điều hướng của hãng thậm chí đã hướng dẫn mọi người lái xe vào đường băng sân bay.
Cách đây vài tháng, trong một vụ việc hy hữu, một phụ nữ 77 tuổi ở Colorado đã kiện một thanh tra ở Denver vì ra lệnh cho đội đặc nhiệm SWAT đột kích nhà mình vì ứng dụng "Find My" định vị nơi đây có chứa các món đồ bị đánh cắp.
Lệnh khám xét được đưa ra chỉ một ngày sau khi một chiếc xe tải màu trắng mang biển số Texas bị đánh cắp từ nhà để xe của khách sạn Denver Hyatt. Chủ sở hữu nói với cảnh sát rằng chiếc xe tải chứa sáu khẩu súng, hai máy bay không người lái, 4.000 USD tiền mặt và một chiếc iPhone 11 cũ.
Người này nói đã sử dụng ứng dụng "Find My" để tìm kiếm đồ đạc bị đánh cắp và ứng dụng đã hai lần gửi đến địa chỉ của người phụ nữ già. Thanh tra sau đó đã lấy dữ liệu trở thành cơ sở cho cuộc đột kích.
Ruby Johnson – cựu nhân viên bưu điện và hiện sống một mình - đã "sợ hãi và bối rối" khi đội SWAT hùng hổ đến nhà mình trong trang phục quân sự, vác theo súng trường và một con chó chăn cừu Đức được huấn luyện.
Họ yêu cầu tất cả mọi người trong nhà ra ngoài. Sau khi phá cửa và lục tung căn nhà, cảnh sát không tìm thấy gì và rời đi, để lại căn nhà trong tình trạng hỗn loạn.
Người phụ nữ 77 tuổi sau đó đã đâm đơn kiện sở cảnh sát.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"