‘Trai cò đánh nhau’, Samsung hưởng lợi: Hàn Quốc tranh thủ lấp chỗ trống ngành chip bán dẫn khi Mỹ-Trung trả đũa lẫn nhau

    Băng Băng, Nhịp Sống Thị Trường 

    Việc Mỹ-Trung trả đũa lẫn nhau trong cuộc đua công nghệ đang tạo cơ hội cực tốt cho các người chơi khác mở rộng thị phần.


      ‘Trai cò đánh nhau’, Samsung hưởng lợi: Hàn Quốc tranh thủ lấp chỗ trống ngành chip bán dẫn khi Mỹ-Trung trả đũa lẫn nhau - Ảnh 1.

      Tờ Financial Times (FT) cho biết Hàn Quốc sẽ không ngăn cản các tập đoàn lớn của nước này như Samsung hay SK Hynix trong việc lấp chỗ trống thị phần ngành chip bán dẫn khi Mỹ-Trung có những động thái trả đũa lẫn nhau.

      Mới đây, chính quyền Bắc Kinh đã ban hành các lệnh cấm với hãng sản xuất chip Micron của Mỹ nhằm đáp trả những động thái trước đó của Washington nhằm vào các công ty Trung Quốc như Huawei hay Tiktok.

      Việc chính quyền Seoul hưởng lợi từ cuộc xung đột giữa 2 ông lớn trong ngành chip điện tử đã khiến Nhà Trắng không hài lòng.

      Vào tháng trước, Mỹ đã âm thầm đề nghị Hàn Quốc kiểm soát các hãng sản xuất chip của mình không tăng doanh số tại Trung Quốc nếu các sản phẩm Micron bị cấm tại đây. Lý do của Mỹ là nhằm đảm bảo Trung Quốc sẽ phải chịu hậu quả về việc trả đũa các lệnh cấm vận công nghệ trước đó từ chính quyền Washington.

      Thế nhưng, phía Hàn Quốc lại chẳng hào hứng mấy với lời đề nghị này.

      ‘Trai cò đánh nhau’, Samsung hưởng lợi: Hàn Quốc tranh thủ lấp chỗ trống ngành chip bán dẫn khi Mỹ-Trung trả đũa lẫn nhau - Ảnh 2.

      “Liên quan đến những lời đề nghị của phía Mỹ về việc chúng tôi được hay không được làm gì, thực tế thì mọi chuyện phải tùy thuộc vào các tập đoàn. Cả Samsung và SK Hynix đều có hoạt động trên toàn cầu và sẽ tự cân nhắc kinh doanh trên các thị trường”, Thứ trưởng bộ thương mại Hàn Quốc Jang Young Jin nói.

      Trai cò đánh nhau

      Năm 2022, Mỹ đã ban hành hàng loạt những lệnh cấm vận công nghệ nghiêm ngặt với Trung Quốc, yêu cầu các tập đoàn của nước này không được phép bán hay chuyển giao các sản phẩm kỹ thuật cho thị trường này nếu không có giấy phép.

      Hàng loạt những doanh nghiệp Trung Quốc như Huawei cùng nhiều công ty công nghệ hàng đầu khác là đối tượng chính cho các lệnh cấm trên, đồng thời cũng là những nạn nhân hứng chịu thiệt hại nhiều nhất.

      Đáp trả, chính quyền Bắc Kinh đã áp đặt các lệnh cấm lên hãng chip Micron của Mỹ, giới hạn việc kinh doanh sản phẩm của hãng này trên thị trường nội địa.

      Cụ thể, Cục quản lý an ninh mạng Trung Quốc (CAC) đã cấm các doanh nghiệp mua chip của Micron với lý do đe dọa đến an ninh quốc gia.

      Giám đốc tài chính Mark Murphy của Micron cho biết lệnh cấm này có thể khiến doanh thu của tập đoàn mất dưới 10%.

      “Tác động của lệnh cấm này chưa được thống kê rõ ràng bởi còn tùy thuộc vào dạng khách hàng, sản phẩm cũng như định nghĩa của lệnh cấm. Chúng tôi vẫn chưa rõ ý nghĩa của ‘đe dọa an ninh quốc gia’ liên quan thế nào đến sản phẩm của công ty và cũng chưa hề nhận được phàn nàn của bất kỳ khách hàng nào về việc mất an toàn khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi”, CFO Murphy cho biết.

      Trong năm tài khóa tính đến tháng 9/2022, Micron đã có doanh số 30,8 tỷ USD. Tuy nhiên tình hình dư thừa chip nhớ có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh năm nay, bên cạnh lệnh cấm của chính quyền Bắc Kinh.

      ‘Trai cò đánh nhau’, Samsung hưởng lợi: Hàn Quốc tranh thủ lấp chỗ trống ngành chip bán dẫn khi Mỹ-Trung trả đũa lẫn nhau - Ảnh 3.

      Theo các giám đốc của Micron, khoảng ¼ doanh số của tập đoàn đến từ thị trường Trung Quốc.

      Samsung hưởng lợi

      Hiện các lãnh đạo của Micron vẫn kỳ vọng lệnh cấm của Trung Quốc chỉ nhắm đến những chip bán dẫn liên quan đến trung tâm dữ liệu hay mạng lưới kết nối mà bỏ qua mảng chip cho smartphone. Nguyên nhân là các đối thủ như Samsung hay Sk Hynix sẽ được hưởng lợi rất lớn khi tranh thủ giành thị phần của Micron nếu hãng bị cấm trong mảng này.

      Điều trớ trêu hơn nữa là cả Samsung lẫn SK Hynix cũng đều đang tăng cường hoạt động kinh doanh tại thị trường Mỹ, nơi vốn đang chào đón các hãng công nghệ đến mở nhà máy với hàng tỷ USD tiền hỗ trợ từ ngân sách trong cuộc đua công nghệ với Trung Quốc.

      Rất rõ ràng, Hàn Quốc và một số người chơi khác trong ngành chip bán dẫn đang hưởng lợi lớn từ cả thị trường Mỹ lẫn Trung Quốc khi 2 ông lớn này xung đột. Tờ FT cho biết hiện nhiều nhà đầu tư đang đặt kỳ vọng rất lớn vào Samsung và SK Hynix cho việc tận dụng tốt được thời cơ nghìn năm có một này để mở rộng thị phần.

      “Ngay cả khi chúng tôi tăng cường cung ứng cho các khách hàng Trung Quốc thì Mỹ cũng chẳng thể kiểm soát và xác nhận rằng chúng tôi đang ăn mòn thị phần của Micron”, một giám đốc ngành chip bán dẫn tại Seoul nói với tờ FT.

      “Bạn có thể đổi chip nhớ của Micron sang sản phẩm của Samsung và Sk Hynix trong hầu hết mọi lĩnh vực một cách dễ dàng”, chuyên gia phân tích trưởng Dylan Patel của SemiAnalysis đồng quan điểm.

      ‘Trai cò đánh nhau’, Samsung hưởng lợi: Hàn Quốc tranh thủ lấp chỗ trống ngành chip bán dẫn khi Mỹ-Trung trả đũa lẫn nhau - Ảnh 4.

      Trong khi đó, một số nhà cung ứng Trung Quốc trả lời FT rằng họ đang tăng cường ăn mòn thị phần của Micron tại thị trường nội địa nhằm tranh thủ thời cơ này. Tuy nhiên việc tiến quân ra nước ngoài để mở rộng lợi thế thì vẫn là điều khó khăn.

      Ở khía cạnh khác, một số chuyên gia phân tích đánh giá về dài hạn, những tác động của lệnh cấm trên sẽ không kéo dài với Micron khi hãng có thể điều chỉnh nguồn lực sang những thị trường khác.

      *Nguồn: FT

      Tin cùng chuyên mục
      Xem theo ngày