Trải nghiệm ảnh trắng đen trên Huawei P20 Pro và Huawei Mate 20 Pro: sự ra đi của camera Monochrome có phải là điều đáng tiếc?

    Tuấn Lê,  

    Camera trắng đen đối đầu với filter trắng đen, cái nào hay hơn?

    Vào ngày giới thiệu Mate 20 Pro, Huawei đã khiến rất nhiều giới công nghệ bất ngờ khi nhồi nhét vào chiếc smartphone này rất nhiều công nghệ. Tuy nhiên trong những cái WOW ấy, có một thứ đã bị đưa vào quên lãng, đó là camera Monochrome - vốn được xem là đặc sản xuất hiện từ thời P9 đã bị thay thành camera góc rộng.

    Tôi đã từng xem qua bài viết tưởng niệm cho sự ra đi của camera Monochrome trên Mate 20 Pro do cây bút Andy Boxall đến từ Digital Trend chia sẻ. Trong đó anh có nói rằng phía Huawei có chia sẻ dù loại bỏ camera monochrome nhưng Mate 20 Pro vẫn có tính năng áp filter trắng đen cho ảnh và đã được Leica tinh chỉnh sao cho đúng "chất" nhất có thể.

    Trải nghiệm ảnh trắng đen trên Huawei P20 Pro và Huawei Mate 20 Pro: sự ra đi của camera Monochrome có phải là điều đáng tiếc? - Ảnh 1.

    Tuy nhiên, trải nghiệm thực tế thế nào? Có đúng như những gì mà Huawei quảng cáo hay không? Tôi đã quyết tâm mượn thử cả hai chiếc điện thoại này để có cái đánh giá riêng cho mình.

    Trải nghiệm ảnh trắng đen trên Huawei P20 Pro và Huawei Mate 20 Pro: sự ra đi của camera Monochrome có phải là điều đáng tiếc? - Ảnh 2.

    Về giao diện camera, tôi sẽ không đề cập đến nhiều vì chúng có thiết kế giống nhau, cách truy cập vào tính năng Monochrome cũng vậy: phải vuốt đến mục More để tìm thấy nó.

    Và khi bước đến tính năng Monochrome, tôi đã nhận thấy ngay sự khác biệt ở phần Normal: trên P20 Pro chỉ mặc định 1 tiêu cự, trong khi Mate 20 Pro có icon để chọn zoom 3x hoặc 5x. Tất nhiên bạn có thể dùng hai ngón tay để zoom trên P20 Pro, nhưng đó chỉ là zoom kỹ thuật số, trong khi đó Mate 20 Pro có camera zoom quang học 5x và dùng filter trắng đen áp vào.

    Trải nghiệm ảnh trắng đen trên Huawei P20 Pro và Huawei Mate 20 Pro: sự ra đi của camera Monochrome có phải là điều đáng tiếc? - Ảnh 3.

    Chỉ khi bạn chọn sang chế độ Aperture (tức xóa phông), camera zoom P20 Pro mới hoạt động, cho phép chụp ở 1x hoặc 3x, còn ở Mate 20 Pro chúng ta có thêm 2x, tức có thêm lựa chọn khoảng giữa.

    Thử vài tấm ở chế độ Normal, tôi khá bất ngờ khi chất lượng ảnh filter trắng đen trên chiếc Mate 20 Pro khác xa với những gì mà camera trắng đen của P20 có thể làm được: quá thiếu sắc đen, ảnh xám quá nhiều và cả vùng highlight-shadow cũng không được xử lý tốt.

    Trải nghiệm ảnh trắng đen trên Huawei P20 Pro và Huawei Mate 20 Pro: sự ra đi của camera Monochrome có phải là điều đáng tiếc? - Ảnh 4.

    Nghi ngờ rằng có thể do tấm nền màn hình của cả hai khác nhau, tôi chuyển ảnh sang cùng chiếc máy tính để xem thì thở phào nhẹ nhõm, ảnh không tới mức phải tệ như khi ban đầu nhìn trực tiếp trên điện thoại.

    Trải nghiệm ảnh trắng đen trên Huawei P20 Pro và Huawei Mate 20 Pro: sự ra đi của camera Monochrome có phải là điều đáng tiếc? - Ảnh 5.

    Ảnh chụp từ P20 Pro, ngồi trong quán cafe với ánh sáng cửa sổ hắt vào.

    Trải nghiệm ảnh trắng đen trên Huawei P20 Pro và Huawei Mate 20 Pro: sự ra đi của camera Monochrome có phải là điều đáng tiếc? - Ảnh 6.

    Mate 20 Pro cho tông màu xám nhiều hơn, độ tương phản có vẻ cũng không cao. Xem trực tiếp trên màn hình điện thoại của cả hai còn có thể khiến bạn hốt hoảng đấy, thế nên tôi khuyên hãy chuyển hết ảnh của cả hai ra cùng một máy tính để xem cho đỡ "té ngửa".

    Chuyển sang môi trường ngoài trời, tôi dùng chế độ Aperture để chụp chân dung xóa phông (không bật chế độ làm đẹp Beauty) xem kết quả thế nào. Lúc này thì tôi nhận ra, dù là có ánh sáng trực tiếp ngoài trời, chất màu trắng đen trong filter của Mate 20 Pro có gì đó hơi xám, làn da có phần hơi nhợt nhạt và đặc biệt là độ tương phản trong ảnh vẫn chưa đủ cao so với P20 Pro.

    Trải nghiệm ảnh trắng đen trên Huawei P20 Pro và Huawei Mate 20 Pro: sự ra đi của camera Monochrome có phải là điều đáng tiếc? - Ảnh 7.

    P20 Pro

    Trải nghiệm ảnh trắng đen trên Huawei P20 Pro và Huawei Mate 20 Pro: sự ra đi của camera Monochrome có phải là điều đáng tiếc? - Ảnh 8.

    Mate 20 Pro khiến làn da của tôi có phần đen sạm hơn chăng? Cũng vì cái tông màu filter đục đục này mà khiến vùng bokeh phía sau không được lung linh như trên P20 Pro.

    Và tất nhiên tôi cũng không quên thử zoom 3x trên cả hai chiếc điện thoại này:

    Trải nghiệm ảnh trắng đen trên Huawei P20 Pro và Huawei Mate 20 Pro: sự ra đi của camera Monochrome có phải là điều đáng tiếc? - Ảnh 9.

    Huawei P20 Pro Zoom 3x

    Trải nghiệm ảnh trắng đen trên Huawei P20 Pro và Huawei Mate 20 Pro: sự ra đi của camera Monochrome có phải là điều đáng tiếc? - Ảnh 10.

    Dù có tông màu xám khiến da tôi đen sạm, nhưng phải công nhận một điều rằng ở trường hợp này Mate 20 Pro cho thấy sự cải tiến hơn hẳn so với P20 Pro là khả năng tách nền rất tốt: vùng tóc phía trên của tôi không bị cắt lẹm, trong khi đó P20 Pro thì lại bị.

    Với chân dung xóa phông trong nhà, dù là thiếu sáng nhưng P20 Pro một lần nữa cho thấy khả năng thể hiện được ánh sáng và độ tương phản rất tốt. Chi tiết trên gương mặt của bạn nam này cũng trông thần thái hơn hẳn so với tông hơi ngả xám của Mate 20 Pro.

    Trải nghiệm ảnh trắng đen trên Huawei P20 Pro và Huawei Mate 20 Pro: sự ra đi của camera Monochrome có phải là điều đáng tiếc? - Ảnh 11.

    Huawei P20 Pro

    Trải nghiệm ảnh trắng đen trên Huawei P20 Pro và Huawei Mate 20 Pro: sự ra đi của camera Monochrome có phải là điều đáng tiếc? - Ảnh 12.

    Huawei Mate 20 Pro

    Với khả năng bắt nét tự động, tôi không có gì phải phàn nàn với cả hai chiếc điện thoại này. Dưới đây là hai bức ảnh chụp cùng lúc khi tôi đang vừa đi bộ băng qua đường vừa rút điện thoại ra bấm chụp, mọi thứ đều rất nhanh và hoàn hảo.

    Trải nghiệm ảnh trắng đen trên Huawei P20 Pro và Huawei Mate 20 Pro: sự ra đi của camera Monochrome có phải là điều đáng tiếc? - Ảnh 13.

    Huawei P20 Pro

    Trải nghiệm ảnh trắng đen trên Huawei P20 Pro và Huawei Mate 20 Pro: sự ra đi của camera Monochrome có phải là điều đáng tiếc? - Ảnh 14.

    Huawei Mate 20 Pro

    Rõ ràng, một số bạn sẽ cho rằng chuyện ảnh trắng đen muốn đậm hơn hay thế nào vẫn có thể xử lý được bằng các phần mềm chỉnh sửa ảnh trên máy tính hoặc thậm chí "mì ăn liền" ngay trên điện thoại với VSCO hay Snapseed. Điều này không hề sai, tuy nhiên với những người thích chụp ảnh đen trắng giống như tôi, chuyện xem lại ngay sau khi chụp trên điện thoại sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến tâm trạng và cảm hứng tiếp theo cho bạn. Nếu vừa chụp xong vài tấm ảnh, nhìn lại thấy tông màu xám xịt thì chắc hẳn tôi chẳng còn có tí hứng thú bấm thêm tấm nào nữa.

    Nhìn chung, sự ra đi của camera monochrome sẽ không thật sự ảnh hưởng đến nhiều người, như Huawei đã từng nói rằng không có nhiều người dùng "đụng" đến tính năng này mỗi khi chụp ảnh. Nhưng trên thế giới này vẫn còn một lượng nhiếp ảnh giả yêu thích ảnh trắng đen và chính camera Monochrome của Huawei đã từng làm mê đắm biết bao người.

    Dẫn lại câu trả lời của Huawei cho phía Digital Trend, rằng "filter Monochrome trên Huawei Mate 20 Pro đã được Leica cân chỉnh sao cho giống với những gì camera Monochrome từng làm được, thậm chí là tốt hơn", nhưng tôi chưa thấy được sự tốt hơn ở đó, nếu xét về sắc độ, tương phản và cảm hứng thì rõ ràng Mate 20 Pro chưa thể tạo ra được.

    Nhìn theo hướng tích cực, Mate 20 Pro thay camera Monochrome thành siêu rộng cũng là cái hay để phục vụ style chụp ảnh phong cảnh cho giới trẻ, bởi những năm gần đây trào lưu du lịch và up ảnh check in đang rất phổ biến, tất nhiên Huawei cũng không muốn mình tụt lại cuộc chơi này. Đó là về phần cứng, còn với phần mềm, Mate 20 Pro này có một thứ mà tôi thấy khá hay là cho phép thay đổi hình dáng bokeh, thậm chí là cả bokeh xoáy giống hiệu ứng từng có trên các ống kính máy phim ngày xưa, điều mà P20 Pro không hề có.

    Sự thay đổi vì thị hiếu số đông là tốt, nhưng với những người như tôi chẳng hạn, chắc sẽ khó mà quên được chất ảnh trắng đen trước kia mà Huawei có thể mang đến.

    "Chất tạo ngọt có thể khiến cho cốc trà sáng nay của bạn trông ngọt hơn, nhưng không thể nào thay thế được cái vị ngọt ngào thật thụ từ viên đường mà bạn bỏ vào cốc ngày hôm qua", Andy Boxall nói trong bài viết của mình quả không hề sai.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ