Nói đến chiếc F3 Plus mới ra mắt của OPPO, thứ thu hút ánh mắt tôi đầu tiên không phải là thiết kế, cũng chẳng phải cấu hình, mà đó lại là cụm camera kép selfie. Tuy nhiên, khác với một số sản phẩm smartphone có camera kép trên thị trường, vốn được dùng xóa phông khi tự sướng thì OPPO lại đi theo hướng góc ảnh rộng.
Selfie đã được nhiều người lại còn mặt bé
Với đa số các sản phẩm hiện có trên thị trường, camera selfie thường có góc hẹp, nếu muốn chụp với nhóm bạn thì chỉ đủ “chứa” 3 đến 4 người trong một khung ảnh chật chội, hơn nữa người cầm máy cần phải vươn tay hết cỡ, và đặc biệt, ai ở gần khung hình nhất là người đó sẽ bị mặt “bư” hoặc méo, trông rất khó chịu.
Nếu sử dụng các sản phẩm này, thường tôi sẽ chọn giải pháp là gậy selfie hoặc phụ kiện lens góc rộng, nhưng như thế lại quá rườm rà phức tạp. Và cho đến khi cầm F3 Plus trên tay, tôi đã nhận ra được sự tiện lợi cũng như điểm mạnh của riêng nó. Nếu bạn thích chụp một mình, camera 80 độ sẽ đảm đương việc này, còn nếu muốn chụp cùng một nhóm đông bạn bè, camera 120 độ là lựa chọn tối ưu.
Selfie không chỉ mình đẹp mà còn lấy trọn cảnh đẹp đằng sau
Bên cạnh việc chụp nhóm đông người, camera góc rộng này còn có một lợi thế khác mà tôi có thể tận dụng được, đó là chụp selfie cùng phong cảnh. Với những điện thoại trước đây tôi từng cầm qua, mỗi lần đi du lịch muốn chụp thấy mình cùng với phong cảnh hoặc các công trình kiến trúc mà giơ điện thoại lên chỉ thấy mỗi gương mặt mà không thấy hậu cảnh là lại ngậm ngùi cất máy. Nhưng nhờ góc rộng này trên F3 Plus, tôi đã có thể vừa lấy được gương mặt của mình lại vừa có được cả phong cảnh phía sau.
Thực tế mà nói, chất lượng hình ảnh mà chiếc điện thoại này đem lại là rất tốt, dù camera trước góc rộng chỉ có 8 MP. Độ bão hòa màu cao, chi tiết lên tốt cũng như dải sáng rộng là những điểm đáng khen trên các bức ảnh selfie góc rộng. Hầu hết các ảnh khi chụp ra tôi cũng không cần phải chỉnh sửa gì nhiều mà vẫn lung linh và đăng Facebook khoe ngay.
Một yếu tố không thể không nhắc đến chính là F3 Plus được tích hợp tính năng Beauty 4.0 cho ảnh selfie được đẹp tự nhiên hơn, da trông mịn màng và không bị giả hoặc quá lố.
Camera chính lấy nét nhanh hơn trong điều kiện thiếu sáng
Ngoài camera selfie thì camera sau cũng đáng được lưu tâm đến. Về thông số kỹ thuật, camera sau của chiếc điện thoại này sử dụng cảm biến ảnh Sony IMX398 cho khả năng bắt nét nhanh hơn, khẩu độ F/1.7 giúp thu nhiều ánh sáng hơn và ảnh sẽ đỡ bị nhiễu hạt khi chụp trong điều kiện thiếu sáng.
Qua trải nghiệm thực tế, đối với chế độ auto ở điều kiện ánh sang lý tưởng. chúng tôi nhận thấy máy có khả năng tự động bắt nét khá tốt, hình ảnh cho ra sắc nét, chi tiết tốt, màu sắc bắt mắt nhưng vẫn giống màu thật bên ngoài.
Trong điều kiện thiếu sáng, camera lấy nét nhanh, hình ảnh chụp ra từ F3 Plus có phần hơi nhiễu hạt nhưng điểm cộng là vẫn giữ được chi tiết, hạn chế vấn đề bệt màu.
Ngoài chế độ Auto, camera sau F3 Plus cũng có một số tính năng khá hay như HDR (sử dụng khi điều kiện chênh sáng nhiều, ảnh sẽ giữ lại đủ độ chi tiết cũng như vùng sáng/tối của chủ thể và hậu cảnh), chế độ Ultra HD (sử dụng công nghệ PureImage 2.0 cùng thuật toán của riêng OPPO để tự động chụp 10 tấm liên tiếp, sau đó chọn 4 tấm đẹp nhất rồi ghép lại thành tác phẩm hoàn chỉnh 50 MP), Beauty làm đẹp da, Filter màu, quay Timelapse và cả chế độ Expert Mode giúp tôi có thể kiểm soát các thông số theo ý muốn.
Ví dụ cụ thể về tính năng Ultra HD, bạn có thể xem hai bức ảnh dưới đây, một bình thường và một Ultra HD:
Thoạt nhìn bạn sẽ không nhìn thấy sự khác biệt, ngay cả tôi cũng thế. Nhưng thử phóng to lên và đặt cạnh nhau nhé:
Ảnh ở chế độ thường khi zoom kỹ vào sẽ vỡ chi tiết rất nhiều, ảnh cũng bị nhiễu hạt hơn, nhất là ở những vùng thiếu sáng. (ảnh capture2)
Tuy nhiên với chế độ Ultra HD, các chi tiết được bảo toàn tốt, ảnh ít bị tình trạng nhiễu hạt, thậm chí chi tiết chữ trên bảng hiệu từ xa vẫn có thể đọc được rõ. (capture3)
Ảnh chụp chế độ bình thường. (capture4)
Và ảnh chụp chế độ Ultra HD.(capture5)
Theo cảm nhận cá nhân, lợi thế của Ultra HD là cho người dùng có được bức ảnh độ nét và chi tiết cao nhất có thể, phù hợp với thể loại chụp phong cảnh và dễ dàng in ảnh khổ lớn mà không sợ bị vỡ chi tiết do có độ phân giải cao hơn hẳn so với ảnh thường.
Một lưu ý nhỏ khi chụp Ultra HD, bạn cần giữ máy chắc vì lúc này máy sẽ chụp liên tục 10 ảnh, nếu rung lắc quá nhiều ảnh sẽ bị nhòe và tất nhiên lúc ghép lại sẽ không được như ý.
Còn đối với chế độ ảnh HDR, bạn sẽ thấy nó phát huy tác dụng cực tốt đối với trường hợp chụp có độ chênh sáng cao, hoặc ngược sáng. Chẳng hạn như bức ảnh dưới đây, chủ thể không đủ sáng trong khi hậu cảnh thì lại dư sáng nhiều. Nếu kéo sáng lên cho chủ thể thì hậu cảnh sẽ bị cháy, mất đi màu xanh của trời, còn nếu giữ lại màu xanh của trời thì chịu cảnh thế này đây:
Nếu chụp với mẫu thì bạn sẽ hiểu mặt tối om là như thế nào.
Những trường hợp này, chuyển sang chế độ HDR là lựa chọn tối ưu, chủ thể đủ sáng, hậu cảnh vẫn không cháy, vùng Highlight và Shadow vẫn đảm bảo đầy đủ chi tiết:
Chế độ HDR trên F3 Plus đã được cải tiến nhiều hơn so với các phiên bản trước, cảm giác khi bấm chụp và xử lý ảnh nhanh hơn, không còn chậm và đơ như trước đây.
Mời các bạn độc giả xem thêm ảnh chụp từ camera sau của F3 Plus:
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời