Trải nghiệm Samsung Gear IconX 2018: Không dừng lại là tai nghe không dây

    M.Đức,  

    Đây là một cặp tai nghe không dây hoàn toàn mà các hãng khác có thể lấy làm mẫu để thiết kế nên các sản phẩm cho riêng mình!

    Trải nghiệm Samsung Gear IconX 2018: Không dừng lại là tai nghe không dây - Ảnh 1.

    Sau chỉ một thời gian ngắn chờ đợi, thì cuối cùng cặp tai nghe không dây hoàn toàn Gear IconX 2018 cũng được Samsung công bố tại thị trường Việt Nam. Đây là một sản phẩm hứa hẹn có nhiều tính năng cho cả mục đích nghe nhạc lẫn theo dõi sức khỏe được tích hợp trong một thiết kế nhỏ gọn và có tính di động cao.

    Trải nghiệm Samsung Gear IconX 2018: Không dừng lại là tai nghe không dây - Ảnh 2.

    Hộp của sản phẩm có mặt trước đẹp vì đơn giản, ngoài ảnh và tên sản phẩm thì không có thêm các thông tin thừa thãi.

    Trải nghiệm Samsung Gear IconX 2018: Không dừng lại là tai nghe không dây - Ảnh 3.

    Mặt sau cũng chỉ giới thiệu về phụ kiện và các thông tin ngắn về vấn đề tương thích. Thôi, có lẽ đến lúc chúng ta mở seal được rồi!

    Trải nghiệm Samsung Gear IconX 2018: Không dừng lại là tai nghe không dây - Ảnh 4.

    Thử đầu tiên chúng ta thấy trong hộp là hướng dẫn sử dụng.

    Trải nghiệm Samsung Gear IconX 2018: Không dừng lại là tai nghe không dây - Ảnh 5.

    Giống bất cứ cặp tai nghe cao cấp nào, Samsung Gear IconX 2018 cùng hộp sạc được đặt trên một lớp nhung rất dày dặn. Các phụ kiện được đặt ở bên dưới...

    Trải nghiệm Samsung Gear IconX 2018: Không dừng lại là tai nghe không dây - Ảnh 6.

    ...bao gồm dây sạc (USB Type-C), các cổng OTG để sạc và chuyển nhạc từ smartphone (sẽ đề cập ở phần sau), 2 miếng mút và 2 miếng cánh đệm vành tai. Giống như các phiên bản trước, Gear IconX 2018 vẫn được thiết kế để sử dụng đa mục đích, với cả những người nghe nhạc trong văn phòng và cả những 'gym thủ', người tập thể thao nên được trang bị các phần 'cánh' vành tai khác nhau, càng lớn thì sẽ càng bám chắc vào tai khi hoạt động mạnh.

    Trải nghiệm Samsung Gear IconX 2018: Không dừng lại là tai nghe không dây - Ảnh 7.

    Ngoài ra, ta còn có cây vệ sinh và một phụ kiện khá đặc biệt: các miếng filter lọc âm. Một trong những điểm khó chịu nhất của tai nghe nhét trong đó là sau một thời gian sử dụng, tấm filter đặt ở ống âm sẽ bị bẩn, hoặc thậm chí rơi mất làm cho 2 bên tai bị lệch âm rõ rệt. Hiểu được tình trạng này, Samsung tặng người dùng tới 6 đôi filter để thay thế!

    Trải nghiệm Samsung Gear IconX 2018: Không dừng lại là tai nghe không dây - Ảnh 8.

    Hộp sạc của Gear IconX 2018 nhỏ nhưng có trọng lượng lớn, cầm trên tay khá 'đặc', cũng cho cảm giác cao cấp hơn các loại hộp to nhưng rỗng.

    Trải nghiệm Samsung Gear IconX 2018: Không dừng lại là tai nghe không dây - Ảnh 9.

    Phía sau hộp là nút bấm kết nối Bluetooth cùng cổng sạc USB Type-C. Mình đặc biệt hài lòng với lựa chọn sử dụng cổng USB Type-C của Samsung, vì đa phần các smartphone cao cấp đều đã chuyển sang chuẩn này, nên ta chỉ cần sử dụng chung 1 dây sạc cho tất cả các thiết bị thay vì phải nhớ đem 1 dây cho smartphone, 1 dây cho tai nghe.

    Nói về vấn đề pin sạc, Gear IconX 2018 có thời lượng chơi nhạc liên tiếp khoảng 5 tiếng, nâng lên 7 tiếng nếu sử đụng độc lập (lại một lần nữa - sẽ được đề cập ở phần sau), và hộp sạc này sẽ cung cấp thêm 1 lần sạc nữa. 2 điểm hay của Gear IconX 2018 đó là hộp có thể được sạc độc lập, nên mình có thể vừa nghe vừa sạc nếu phần tai nghe vẫn còn pin, không phải 'gắn tai vào tường' giống những cặp tai On-ear; cộng với đó hộp có chuẩn sạc nhanh, giúp người dùng nghe nhạc 1 tiếng với chỉ 10 phút sạc.

    Trải nghiệm Samsung Gear IconX 2018: Không dừng lại là tai nghe không dây - Ảnh 10.

    Thao tác mở và đóng hộp sạc Samsung Gear IconX 2018

    Phần đeo tai có thiết kế vô cùng tối giản, không lô-gô, không họa tiết và cũng không hề có một nút bấm nào. Để điều khiển tai nghe, người dùng sẽ sử dụng mặt cảm ứng phía ngoài! 

    Trải nghiệm Samsung Gear IconX 2018: Không dừng lại là tai nghe không dây - Ảnh 11.

    Bộ cử chỉ hãng tích hợp cho Gear IconX 2018 có rất nhiều lớp, giúp điều khiển được cả việc dừng/chơi nhạc, chuyển bài, nhận cuộc gọi, chỉnh âm lượng và gọi trở lí ảo (Google Now, hoặc trên các smartphone của Samsung thì là Bixby).

    Phần đeo tai được trang bị khả năng chống nước, nhưng chỉ dừng lại ở chuẩn IPX2 mà thôi, nên chỉ phù hợp với việc kháng mồ hôi lúc tập thể dục chứ không thể sử dụng dưới mưa, hoặc nhúng xuống nước trong thời gian dài.

    Trải nghiệm Samsung Gear IconX 2018: Không dừng lại là tai nghe không dây - Ảnh 12.

    Hướng dẫn sử dụng cử chỉ trên mặt cảm ứng phía ngoài

    Ta hoàn toàn có thể sử dụng Gear IconX 2018 như một cặp tai nghe không dây thông thường, nhưng muốn có thêm các tính năng phụ trợ nữa thì phải tải phần mềm Samsung Wear. Những tính năng này bao gồm: kiểm tra chính xác thời lượng pin, chỉnh EQ, Ambient Sound (tai sử dụng microphone giúp người dùng nghe thấy môi trường xung quanh) và nâng cấp phần mềm để tăng tính ổn định cho tai.

    Trải nghiệm Samsung Gear IconX 2018: Không dừng lại là tai nghe không dây - Ảnh 13.

    Giao diện phần mềm Samsung Gear dành cho Gear IconX

    Một tính năng mà mình đã úp mở (tới 2 lần) phía trên đó là khả năng chơi nhạc độc lập của Gear IconX 2018. Bên trong tai có bộ nhớ 4GB, nên ta có thể tải từ smartphone (bằng dây hoặc không dây) vào tai khoảng 1000 bài hát MP3. Những lúc tập thể dục, nếu không muốn vướng víu bạn hoàn toàn có thể để smartphone ở nhà và đem mình tai nghe, thật tiện lợi!

    Hãng cũng đã cài sẵn 3 bài hát, trong đó có bài Over the Horizon huyền thoại, có mặt trên tất cả các smartphone Galaxy, và 2 bài chuyên dành cho những lúc hoạt động mạnh có tiết tấu rất 'bốc'!

    Trải nghiệm Samsung Gear IconX 2018: Không dừng lại là tai nghe không dây - Ảnh 14.

    3 bài hát đã được cài sẵn bên trong IconX 2018

    Chưa dừng lại ở đó, tai còn có một vài tính năng theo dõi sức khỏe với phần mềm Samsung Health, bao gồm: đo bước chân, lượng calo đã sử dụng, thiết lập bài tập, chế độ dinh dưỡng…

    Trải nghiệm Samsung Gear IconX 2018: Không dừng lại là tai nghe không dây - Ảnh 15.

    Phần mềm Samsung Health, cho phép theo dõi quá trình tập luyện của người dùng

    Đọc đến đây, có lẽ nhiều người đã thấy 'ngộp thở' vì danh sách dài những tính năng của cặp tai nghe này. Nhưng cuối cùng, giá trị của tai nghe vẫn nằm ở khả năng chơi nhạc, xem phim mà thôi, nếu như không đáp ứng được nhu cầu đó thì có bao nhiêu tính năng thì cũng không đáng mua.

    Đầu tiên ta phải bàn về độ ổn định. Với Gear IconX 2018, Samsung đã trang bị tính năng 'tăng cường kết nối', có nguyên lý giống với apt-X Adaptive của Qualcomm. Công nghệ này cho phép tai phân tích môi trướng sóng (nhiều hay ít sóng Wifi và Bluetooth cạnh tranh) và nội dung âm thanh đang phát để điều chỉnh bitrate (độ lớn tín hiệu) để giữ kết nối ổn định. Sử dụng thực tế, mình chỉ có thể làm tai rớt sóng khi đứng sau nhiều bức tường hoặc ra khỏi khoảng nhận sóng mà thôi, trong điều kiện sử dụng bình thường Gear IconX 2018 giữ kết nối ổn định.

    Một điểm cộng nữa đó là Gear IconX 2018 cũng có độ trễ với nguồn thấp, nên tránh được hiện tượng ‘hình một nơi tiếng một nẻo’ khi xem phim, video Youtube hay chơi game. Đây là một nhược điểm rất lớn trong những cặp tai không dây hoàn toàn trước đây, mà rất may là sản phẩm mới đến từ Samsung không gặp phải.

    Trải nghiệm Samsung Gear IconX 2018: Không dừng lại là tai nghe không dây - Ảnh 16.

    Để tăng cường trải nghiệm âm thanh thì Samsung cũng cung cấp cho người dùng 1 bộ chỉnh âm (Equaliser) trong phần mềm Wear, bao gồm các chế độ:

    - Bass Boost: Tăng dải trầm, nhấn mạnh âm trống và các âm bass điện tử.

    - Soft: Làm tổng thể âm thanh nhẹ nhàng hơn bằng cách làm âm trầm nông hơn, âm cao có roll-off (giảm âm lượng). Đây là chế độ tuyệt vời những lúc...nghe nhạc đi ngủ, vì âm thanh dịu đi rất nhiều.

    - Dynamic: Tạo chất âm dạng V-shape, tức tăng cường cả âm trầm và âm cao để tạo ra chất âm sôi động hơn, có thể nói là ngược lại với 'Soft'.

    - Clear: Nhấn mạnh vào giọng nói, giọng hát, có vẻ hợp với việc xem phim hơn là nghe nhạc.

    - Treble Boost: Tăng âm cao, làm tổng thể âm cũng sáng hơn.

    Trải nghiệm Samsung Gear IconX 2018: Không dừng lại là tai nghe không dây - Ảnh 17.

    Các chế độ Equaliser trong phần mềm Samsung Gear

    Theo đánh giá cá nhân, mình thích âm thanh ở chế độ mặc định và 'Dynamic' nhất. Âm thanh mặc định của Gear IconX 2018 theo dạng tạp, mềm mại từ dưới lên trên, còn 'Dynamic' để dành cho những lúc nghe nhạc EDM, Pop, Rave vì tính chất V-shape, sôi động của nó.

    Trải nghiệm Samsung Gear IconX 2018: Không dừng lại là tai nghe không dây - Ảnh 18.

    Ở chế độ thường thì âm trầm cũng không phải ít, đã có lượng nhỉnh hơn trung bình rồi. Thử ngay với bài Beat It của Michael Jackson âm trống nhấn xuống được tới siêu trầm (sub-bass), ở chế độ thường thì thể hiện hơi mềm, nhưng ở 'Dynamic' và 'Bass Boost' thì có lực, cứng cáp (punchy) hơn. Ở chế độ nào thì trầm vẫn tan được đúng lúc, nên vẫn không bị dồn ứ (bloat) và ảnh hưởng tới cách tai thể hiện giọng ca sĩ.

    Trải nghiệm Samsung Gear IconX 2018: Không dừng lại là tai nghe không dây - Ảnh 19.

    Phần giọng ca sĩ của Gear IconX 2018 hơi lùi nhẹ, nhưng giữ được sự rõ ràng do có độ chi tiết khá. Giọng Sarah McLachlan của Angel êm, có vẻ được nhấn vào dải trung trầm (low-mid) hơn là dải trung cao (high-mid), tạo sự dễ nghe, laid-back và đặc biệt là không bị chói (sibalance). Cá nhân mình thích dải trung tiến và nổi bật hơn, ta cũng có thể làm được điều này bằng cách dùng EQ 'Clear', nhưng có vẻ chế độ này phù hợp với việc xem phim hơn là nghe nhạc.

    Trải nghiệm Samsung Gear IconX 2018: Không dừng lại là tai nghe không dây - Ảnh 20.

    Âm cao của tai khá giống với âm trầm, ở chế độ thường thì vừa đủ nghe, thể hiện cũng mượt mà nhưng có thể đẩy cao bằng chế độ 'Dynamic' hoặc 'Treble Boost'. Mình thích âm cao nhất khi đã có EQ, nó sáng, có tính kim khí cao và cũng sống động hơn, làm cho các bản nhạc 'xì xèo treble' như Bad Romance của Lady Gaga thể hiện được đúng chất của nhạc nhảy!

    Trải nghiệm Samsung Gear IconX 2018: Không dừng lại là tai nghe không dây - Ảnh 21.

    Lời kết

    Cặp Gear IconX 2018 có lẽ được làm dựa trên triết lý giống với chiếc smartphone cùng hãng - Samsung Note9: một sản phẩm hoàn thiện chắc chắn, vô cùng nhiều tính năng và hoạt động đúng như những gì người dùng cần. Nhìn chung đây không những là một cặp tai nghe không dây hoàn toàn đáng mua, mà còn là tiêu chuẩn cho các sản phẩm cùng loại của các hãng khác trong tương lai.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ