Trải nghiệm sống với chiếc điện thoại ở chế độ máy bay
Trích dịch bài viết của biên tập viên Paul Miller từ The Verge, kể về trải nghiệm sống với điện thoại không có số điện thoại hay dữ liệu di động.
Tôi gặp vài chuyện tiền bạc eo hẹp gần đây, có lẽ do tính toán kém. Thế là tôi trải qua một tháng khó khăn với chi phí chỉ đủ để ăn uống, trả mọi hóa đơn, trừ hóa đơn tiền điện thoại.
Thế là tôi có một chiếc smartphone, nhưng không có số điện thoại hay 4G. Không tin nhắn, không cuộc gọi.
Tôi đang sống với chiếc điện thoại ở chế độ máy bay.
Thế nhưng, một chiếc smartphone không chết khi bạn ngừng truyền dữ liệu di động. Thực tế, nó “sống lâu” hơn vì lượng pin sử dụng giảm hẳn. Và tất nhiên, chúng ta có Wi-Fi, tại nhà, tại cơ quan và tại nhiều chỗ thường lui tới nữa. Nó giống như bạn đang dùng chiếc iPod Touch, trừ việc iPhone của tôi mới và tốt hơn, và có thể ngày nào đó tôi sẽ có tiền để mua gói 4G.
Về cơ bản, điện thoại vẫn làm việc. Và vì tôi đang dùng iPhone, phần lớn “tin nhắn” (vốn chuyển sang iMessage khi gửi tới bạn bè dùng iPhone khác) vẫn hoạt động.
Tôi cũng có thể thực hiện cuộc gọi với FaceTime hay Google Hangouts. Thực tế, tôi thích hai ứng dụng này hơn vì chất lượng âm thanh, cũng như cho phép gọi video.
Điều mà tôi bỏ lỡ nhiều nhất là các cuộc trò chuyện với những người không dùng iPhone. Nếu họ gọi hoặc nhắn tin, họ sẽ không bắt được tín hiệu. Như kiểu tôi đã chết. Khá đáng tiếc về chuyện này, nhưng bản thân tôi cũng không biết họ đã gọi tới, nên cũng không day dứt lắm.
Không có mạng liên tục cũng khiến tôi hình thành các chiến lược sinh tồn.
Tôi đã tập được thói quen tải podcast và sách âm thanh lên máy trước khi ra ngoài. Giờ chỉ cần đảm bảo mọi thứ được tải trước khi rời khỏi nhà. Youtube Red cho phép tải xem clip Youtube offine dù 10 USD mỗi tháng cũng khá tốn kém. Nhưng công dụng của nó cũng đáng tiền.
Về âm nhạc, tôi phải bớt nghe nhạc đi. Apple Music (vốn ngốn cả mớ tiền mỗi tháng) lại không hoạt động được mấy khi không có mạng.
Các tính năng văn phòng - Slack hay emails - chỉ bắn thông báo khi tôi nằm trong vùng Wi-Fi.
Trải nghiệm tồi tệ nhất khi không có mạng là game. Quá nhiều trò chơi hiện tại muốn kiểm tra hệ thống trước khi vào game. Do vậy tôi phải dính chặt với các trò chơi đơn giản như xếp hình hay kim cương và các khái niệm về “cộng đồng” hay “đua top” trở nên quá xa xỉ.
Dù gì thì đó là câu chuyện của tôi. Chuyện mua chiếc điện thoại 600 USD, trả 50 USD mỗi tháng cho các dịch vụ đi kèm cũng không tệ lắm. Than nghèo kể khổ khi dùng iPhone cũng không thực sự thuyết phục lắm.
Có nhiều người không có nổi Wi-Fi, không đủ tiền mua các smartphone cao cấp, và có những người khác không thực sự cần có một số điện thoại nữa.
Dịch vụ 4G không còn quá hoàn hảo, và đường truyền trục trặc liên tục.
Chúng ta vẫn còn một câu chuyện khác. Smartphone của bạn giờ không còn là điện thoại nữa, nó giống một chiếc máy tính hơn. Chúng ta dùng nó để làm mọi thứ.
Tất nhiên chúng ta không thể hoàn toàn mang toàn bộ cuộc đời máy tính lên các dịch vụ cloud, vì nó phụ thuộc quá nhiều vào máy chủ cloud và không hoạt động khi không có kết nối.
Trên máy tính, tôi có hàng loạt công cụ để làm việc, trên cloud, tôi phụ thuộc hoàn toàn vào các công cụ do Google cung cấp.
Tôi vẫn muốn thấy chiếc điện thoại của mình giống laptop hơn, chứ không phải chiều ngược lại. Tôi muốn Unix, các dòng lệnh, mã và tệp tin, cũng như các công cụ tương tự.
Sau cùng rồi tôi sẽ phải trả tiền điện thoại, sẽ rất tuyệt khi lại có kết nối mạng. Tôi cũng không từ bỏ giấc mơ này, tôi sẽ khai thác tốt hơn dịch vụ đám mây, nhưng không phụ thuộc hoàn toàn vào nó, mà vẫn sở hữu và vận hành các máy tính khác.
Theo Zing
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"