Trải nghiệm Windows 10 Spring Creators Update: thiết kế gọn gàng hơn, tính năng Timeline có ích
Nếu bạn đang tự hỏi bản cập nhật Spring Creators của Windows 10 trông ra sao thì đây là câu trả lời dành cho bạn.
Như đã thông báo trước đó, mặc dù có nhiều nguồn tin xác nhận bản cập nhật Spring Creators sẽ được Microsoft phát hành cho Windows 10 vào ngày 10/04 nhưng có vẻ như Microsoft vẫn chưa có ý định ra mắt vào đúng thời gian này. Mặc dù vậy, gói ESD cài đặt của Windows 10 Spring Creators Update đã xuất hiện trên server của Microsoft và người dùng có thể tiến hành tải về rồi chuyển đổi nó sang định dạng ISO để cài đặt trước, bạn đọc có thể tham khảo chi tiết tại bài viết này.
Bài viết này chúng ta sẽ cũng nhau tham khảo một số những tính năng và cải tiến mới ở Windows 10 Spring Creators, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Quá trình cấu hình tương đối giống với phiên bản Windows 10 Fall Creators.
Tuy nhiên, Spring Creators không sử dụng mật khẩu của tài khoản Microsoft để đăng nhập mà yêu cầu người dùng sử dụng mã PIN để đăng nhập. Do đó, bước yêu cầu khởi tạo mã PIN đăng nhập là yêu cầu bắt buộc bạn phải trải qua.
Hoàn tất việc cài đặt, giao diện desktop của Windows 10 sẽ hiện ra, cùng theo đó là Microsoft Edge sẽ tự khởi động và hiển thị yêu cầu thiết lập ngôn ngữ thông tin cho trình duyệt.
Microsoft Edge trên Windows 10 Spring Creators hứa hẹn mang đến nhiều tính năng mới và cải tiến rất đáng quan tâm.
Khác biệt dễ nhận thấy nhất ở Spring Creators so với Fall Creators ở Desktop chính là việc xuất hiện icon Microsoft Edge, kèm theo đó là thanh tìm kiếm Cortana đã được rút gọn lại, và Task View đã được thay đổi về biểu tượng và tính năng.
Cụ thể, ngoài tính năng tạo và quản lí nhiều desktop ảo thì Task View còn được bổ sung thêm tính năng Timeline giúp người dùng xem xét lại các tác vụ mà mình đã thao tác trước đó. Điều này rất có ích trong trường hợp bạn muốn xem lại cách đây vài tiếng mình đang làm dở điều gì đó mà lại quên.
Bạn có thể lựa chọn và thao tác lại tác vụ mà mình đã thực hiện dựa theo biểu đồ thời gian mà Timeline của Task View đưa ra.
Thanh Notification Center được tối ưu lại về mặt hiển thị, giúp người dùng quan sát và thao tác dễ dàng hơn với các thông báo từ hệ thống và từ ứng dụng.
Các nút tác vụ Action Center vẫn như trước nhưng có vài bổ sung nhỏ như Bluetooth, Nearby sharing.
Các biểu tượng hệ thống Taskbar giờ đây được bổ sung thêm vài tùy chọn thiết lập tắt khi người dùng nhấp phải chuột vào chúng.
Cortana giờ trông đơn giản hơn so với Fall Creators, người dùng có thể ra các lệnh vời từ khóa tương ứng để trợ lý ảo này hiển thị các kết quả theo yêu cầu.
Điểm thay đổi được đón chào nhiều nhất ở Windows 10 Spring Creators chính là việc Microsoft khéo léo sử dụng thiết kế Fluent vào toàn bộ thiết kế chung của Windows 10, làm cho giao diện và hiệu ứng khi thao tác trong rất đẹp.
Khi nhấp phải chuột vào bất cứ ô ứng dụng nào từ Start Menu, bạn sẽ được bổ sung thêm một số tùy chọn mới như chia sẻ, thiết lập ứng dụng và đánh giá ứng dụng.
Bên cạnh các ứng dụng mặc định đã quá quen thuộc, Windows 10 Spring Creators cũng không quên đưa vào thêm các ứng dụng mới chủ yếu về trải nghiệm thực tế ảo và các kết nối không dây.
Ứng dụng Dolby Access cũng được tích hợp sẳn, cho phép người dùng trải nghiệm âm thanh chất lượng cao.
Tuy nhiên, nó không phải hoàn toàn miễn phí.
Windows Defender trên Windows 10 Spring Creators được đổi tên thành Windows Security, và nó đã được nâng cấp hoàn toàn về giao diện và tính năng, mang đến cho người dùng một lựa chọn bảo vệ cực kỳ tốt.
Bạn có thể thao tác quét nhanh toàn hệ thống hoặc kiểm tra cập nhật cho Windows Security bằng cách nhấp phải chuột vào biểu tượng ứng dụng tại Taskbar.
Messaging vẫn được giữ lại ở Windows 10 Spring Creators, và khi người dùng các thiết bị máy tính cầm tay có hỗ trợ SIM, bạn có thể nhắn tin bằng ứng dụng này.
Các ứng dụng mặc định được cập nhật phiên bản mới nhất và đã hỗ trợ giao diện sử dụng thiết kế Fluent.
Windows Store giờ đây trông chuyên nghiệp hơn so với Fall Creators.
Bạn có thể tìm thấy hầu hết các ứng dụng mình cần tại Windows Store, mặc dù đa số chúng chỉ là “gói tin mồi” để cài đặt phiên bản desktop.
Tuy nhiên, bù lại Facebook và Messenger lại là “hàng chính chủ”.
Mặc dù chỉ là phiên bản dành cho Windows 10 và có nhiều thiếu sót nhưng Facebook vẫn cập nhật hầu như khá đầy đủ các tính năng.
Messenger thì hầu như không có quá nhiều điểm để chê, đặt biệt không còn lỗi khi gõ tiếng Việt như trước nữa.
Settings được thiết kế lại trong gọn gàng hơn.
Các nhóm thiết lập được sắp xếp rất dễ thao tác và cho phép bạn điều chỉnh sâu vào hệ thống mà không cần phải dùng đến Control Panel.
Có thể nói rằng Microsoft đã làm khá tốt việc mang Windows 10 Mobile lên PC một cách hoàn hảo ở Windows 10 Spring Creators.
Nhiều tính năng và thiết lập mới được bổ sung trong Spring Creators tùy thuộc vào nhóm thiết lập mà bạn đang thao tác.
Do được tích hợp Hotspot 2.0 nên từ giờ bạn có thể dễ dàng chia sẻ kết nối internet với các thiết bị xung quanh qua Wi-Fi hay Bluetooth.
Chức năng quản lý và sử dụng Font chữ được tích hợp vào Settings, cho phép bạn có thể tải và sử dụng các Font mình muốn từ Windows Store.
Nhóm quản lý quyền riêng tư trong Spring Creators đặt biệt được Microsoft chú trong và trình bày rất cụ thể, cho phép bạn xem xét và quản lý các cấp phép và quyền hệ thống rất dễ dàng.
File Explorer vẫn không có nhiều thay đổi so với Fall Creators.
Trên đây là một số trải nghiệm về Windows 10 Spring Creators, hi vọng bài viết sẽ có ích cho bạn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín