"Trái tim" của gã khổng lồ sa cơ Toshiba sẽ thuộc về ai? Người Trung Quốc, Mỹ, hay chính Samsung?

    Nguyễn Hải,  

    Trong khi đây mang lại một cơ hội hiếm có để vươn lên trong ngành công nghiệp này, nó cũng có những rủi ro tiềm ẩn không nhỏ cho người mua.

    Với việc tập đoàn Toshiba Corp. đang tìm cách bù đắp khoản thiệt hại khổng lồ từ bộ phận thiết bị nhà máy điện hạt nhân, hãng điện tử đã quyết định đem rao bán tài sản quý giá nhất của mình – bộ phận kinh doanh chip nhớ. Tuy nhiên, việc tìm được người mua có thể khó khăn hơn bao giờ hết.

    Tập đoàn có trụ sở tại Tokyo này mới đầu chỉ chào bán một lượng cổ phần nhỏ trong bộ phận kinh doanh bộ nhớ flash của mình, cho đến khi họ báo cáo lỗ đến 6,3 tỷ USD từ bộ phận thiết bị nhà máy điện hạt nhân trong tuần này.

     Giá trị cổ phiếu của Toshiba sụt giảm kỷ lục khi báo cáo lỗ.

    Giá trị cổ phiếu của Toshiba sụt giảm kỷ lục khi báo cáo lỗ.

    Chủ tịch Satoshi Tsunakawa cho biết ông đang để mở khả năng bán một lượng lớn cổ phần, hoặc thậm chí toàn bộ bộ phận chip nhớ của Toshiba để bù đắp lại bảng cân đối kế toán của công ty. Theo một nguồn tin thân cận công ty, việc tìm kiếm người mua sẽ kéo dài đến trước ngày 31 tháng Ba, thời hạn cuối cùng của Toshiba cho thỏa thuận này.

    Một cơ hội hiếm có để vươn lên trong ngành công nghiệp chip nhớ

    Với các đối thủ cạnh tranh trên mảng kinh doanh này, như SK Hynix Inc., Western Digital Corp. và Micron Technology Inc., việc mua lại mảng kinh doanh này của Toshiba là một cơ hội hiếm có để thu hẹp khoảng cách với người dẫn đầu thị trường Samsung Electronics Co. Nhu cầu với bộ nhớ flash, hay NAND flash, hiện vẫn rất cao khi nó là thiết bị lưu trữ chính trong hơn một tỷ chiếc smartphone được bán hàng năm, và nó đang được sử dụng ngày càng nhiều trong các trung tâm dữ liệu khi ngành điện toán chuyển dần lên đám mây.

    Cuối cùng Toshiba đã nhận ra thực tế rằng bất cứ ai sắp đầu tư vào mảng kinh doanh NAND flash đều sẽ muốn là người dẫn đầu trong mảng đó.” Zuhair Khan, một nhà phân tích tại hãng Jefferies ở Tokyo cho biết.

    Bất kỳ người mua tiềm năng nào cho mảng chip của Toshiba đều sẽ phải vượt qua một số trở ngại, bao gồm cả việc giá trị của thương vụ có thể lên đến 14 tỷ USD, các quy định về chống độc quyền và sự ngần ngại của chính phủ Nhật Bản khi để mất một ngành công nghệ quan trọng.

    Theo một quan chức cấp cao cho biết, chính phủ Nhật đang theo dõi chặt chẽ diễn biến tại Toshiba và xem ngành bộ nhớ flash là một công nghệ “cực kỳ quan trọng” với chiến lược tăng trưởng của quốc gia này. Đây là phản ứng quen thuộc với một quốc gia, khi trong vài thập kỷ qua họ thường phải chứng kiến vị trí thống trị của mình trong ngành bán dẫn và màn hình phẳng phải giao lại cho các đối thủ từ Hàn Quốc và Đài Loan.

    Các hãng Toshiba, Hitachi, Mitsubishi Electric Corp. và NEC Corp. đã chiếm lĩnh thị trường bộ nhớ máy tính từ Intel, IBM và các công ty Mỹ khác vào cuối những năm 1970. Mảng kinh doanh chip nhớ sau đó là nền móng cho sự trỗi dậy của Samsung để trở thành một người khổng lồ về đồ điện tử trong những năm 1980 và 1990, khi họ bắt chước thành công sự tập trung từ người hàng xóm của mình cho việc cải thiện sản xuất và cuối cùng đã vượt qua các đối thủ cạnh tranh.

    Trong khi những người đến muộn từ Đài Loan phải chật vật cạnh tranh trong mảng bộ nhớ, hãng Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TMSC) đã tiên phong trong việc gia công chíp và gây áp lực lên các mảng kinh doanh không phải bộ nhớ của những công ty Nhật. Các công ty này vốn tập trung chủ yếu vào nhu cầu từ các tập đoàn sở hữu họ, và vì vậy họ đã chậm chân trong việc tìm kiếm tập khách hàng rộng lớn hơn ở bên ngoài.

    Toshiba là nhà sản xuất còn lại duy nhất của Nhật Bản vẫn theo kịp đường đua tốn kém này khi xây dựng và duy trì các nhà máy sản xuất chip hàng đầu của mình. Với các nhà máy tiêu tốn hơn 5 tỷ USD để xây dựng và trang bị, thị phần trở thành yếu tố quan trọng để mang lại đủ lượng đơn hàng cho việc sản xuất chip hàng hóa và lợi nhuận cho công ty khi đầu tư.

    Những người mua tiềm năng cho một thương vụ khó khăn

    Khoảng 1/3 miếng bánh của thị trường chip nhớ trị giá 30 tỷ USD này thuộc về các nhà máy của Samsung, gần bằng tổng lượng của hai đối thủ ngay sau họ cộng lại, đem lại cho công ty một lợi thế đáng kể về chi phí và quy mô. Toshiba hiện đứng thứ hai với khoảng 20% thị phần, tiếp theo sau là đối tác sản xuất của họ, Western Digital. Micron và Hynix mỗi công ty có khoảng 10% thị phần.

    Trong lịch sử, Samsung từng bỏ qua các cơ hội để thâu tóm để tập trung vào việc xây dựng các nhà máy của riêng mình. Thị phần thống trị hiện tại của công ty cũng sẽ loại trừ khả năng người khổng lồ của Hàn Quốc trở thành người mua tiềm năng.

    Mặt khác, theo Greg Roh, nhà phân tích tại HMC Investment Securities Co., Hynix lại có thể là một người mua háo hức với quỹ tiền mặt đủ để theo đuổi thương vụ này. Theo một nguồn tin của Bloomberg cho biết vào đầu tháng này, họ cũng đã đưa ra đề nghị trả ít nhất 2.000 tỷ Won (khoảng 1,8 tỷ USD) cho một lượng cổ phần nhỏ tại mảng kinh doanh chip của Toshiba.

    Hynix thực sự muốn Toshiba suy yếu, bởi vì một công ty Trung Quốc khỏe mạnh mua lại nó có thể gây ra một cơn đau đầu thậm chí còn lớn hơn.” Song Myung-sup, một nhà phân tích tại HI Investment & Securities Co, cho biết. “Cuộc hôn nhân này sẽ làm Hynix có quy mô thậm chí còn lớn hơn cả người dẫn đầu ngành chip NAND, Samsung.”

    Trung Quốc cho biết họ đã chuẩn bị để chi ra hơn 100 tỷ USD để xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn nội địa, với khả năng phục vụ thị trường lớn nhất thế giới, chính quê nhà của mình. Quốc gia này đã gặp nhiều thất bại khi cố gắng thâu tóm các tài sản Mỹ do những lo ngại về việc nhà nước kiểm soát. Hiện Trung Quốc không có nhà máy nào thuộc sở hữu trong nước đủ khả năng sản xuất các con chip trên quy trình sản xuất tiên tiến nhất, một kỹ năng quan trọng không kém so với việc thiết kế mạch.

    Lời chào bán ban đầu của Toshiba cho một lượng cổ phần nhỏ của bộ phận chip có thể được thúc đẩy khi họ ít phải lo ngại việc mất quyền kiểm soát. Tuy nhiên, việc nắm quyền kiểm soát có thể lại là điều các đối thủ quan tâm nhất khi họ xem xét liệu có thể tiếp cận tới công nghệ của công ty Nhật hay không.

    Chi phí cho việc duy trì nhà máy để không bị trở nên lỗi thời là yêu cầu đầu tiên với phần lớn bảng cân đối kế toán của nhà sản xuất chip. Không có điều này hoặc lời đảm bảo duy trì nguồn cung với giá thấp từ Toshiba, các nhà máy này sẽ chỉ trở thành chỗ dựa cho đối thủ khác có thể làm hại họ.

    Micron cũng đang mở rộng quy mô thông qua các liên doanh và một chuỗi các thương vụ mua lại những tài sản của đối thủ, những người phải vật lộn để theo kịp các đòi hỏi về chi tiêu. Vào năm 2013, công ty Mỹ đã trả 2,4 tỷ USD để mua lại nhà sản xuất bộ nhớ máy tính của Nhật, Elpida.

    Các thương vụ thâu tóm này cũng đi kèm một chi phí đáng kể. Micron hiện có đến khoản nợ khoảng 10 tỷ USD so với lượng tiền mặt và tiền đầu tư khoảng 4,3 tỷ USD vào cuối quý gần đây nhất. Giám đốc tài chính Ernie Maddock nói với các nhà đầu tư trong một cuộc họp gần đây rằng, ưu tiên của công ty là trả hết gánh nặng nợ nần này.

    Ngoài ra, Micron cũng là một lựa chọn khó khăn cho Toshiba. Trong khi thâu tóm, công ty Mỹ thường đợi đến khi mục tiêu của mình cạn tiền và tuyệt vọng để buộc phải bán. Họ cũng thường cho thấy mình sẵn sàng ra đi vào phút chót nếu thấy họ không đạt được cái mà mình muốn, ví dụ vào năm 2002, khi họ kết thúc đàm phán để mua lại Hynix Semiconductor.

    Không giống như Micron, Western Digital vốn đã là đối tác với Toshiba thông qua quá trình liên doanh chủ sở hữu với một số nhà máy của công ty Nhật, khi họ mua lại SanDisk Corp vào cuối năm ngoái. Trong khi nhắm đến việc xem chip nhớ là tương lai của công nghệ lưu trữ, thương vụ trị giá 12 tỷ USD này cũng làm Western Digital chìm trong khoản nợ lên tới 13,3 tỷ USD. Họ hiện có 5,2 tỷ USD tiền mặt và tài sản tương đương tiền mặt vào cuối quý tài chính gần nhất.

    Theo Bloomberg

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ