Trạm vũ trụ Trung Quốc sắp rơi xuống Trái Đất, nhưng đây là lý do để bạn yên tâm ra đường mà không sợ nó rơi vào đầu
Trong tháng 3 năm nay, một trạm vũ trụ của Trung Quốc mang tên Thiên Cung 1 sẽ rơi xuống Trái Đất. Mọi người lo lắng mang theo ô khi ra khỏi nhà.
Trên thực tế, một trạm vũ trụ đang rơi xuống Trái Đất là điều cuối cùng trong danh sách những điều khiến bạn nên lo lắng. Tại sao?
Các vệ tinh và tàu vũ trụ rơi xuống Trái Đất hết lần này đến lần khác. Các thiết bị này nằm ở quỹ đạo thấp, và thường xuyên là mục tiêu bị "bắn phá" bởi các hạt nhỏ trong khí quyển tầng cao, khiến chúng dần bị "đẩy" rơi xuống Trái Đất. Tuy nhiên, những vật thể bị rơi này thường khá nhỏ, hoặc có các hình dạng khiến chúng không sớm thì muộn cũng sẽ bị thiêu rụi hoàn toàn khi quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất.
Thế nhưng vấn đề đối với trạm Thiên Cung 1 là nó có kích thước khá lớn. Được phóng lên vào năm 2011, trạm Thiên Cung 1 (Tiangong-1) là trạm vũ trụ có người sống đầu tiên của Trung Quốc, với cân nặng lên đến gần 8,62 tấn. Ước tính khoảng 10-40% của trạm vũ trụ này, tức khoảng từ 0,91-3,63 tấn, sẽ rơi xuống mặt đất, và đây là một con số không lớn khi so sánh với các vệ tinh loại nhỏ.
Với các thiết bị vũ trụ có kích thước tương tự hoặc lớn hơn Thiên Cung 1, các nhà điều hành thường đã chuẩn bị sẵn một kế hoạch để có thể loại bỏ chúng một cách an toàn khi đã hoàn thành sứ mệnh. Nếu một thiết bị vũ trụ có bộ phận đẩy thì có thể tận dụng số nhiên liệu còn lại trên thiết bị để khởi động bộ phận này và lái nó xuống đại dương. Hoặc bạn có thể phóng một tàu vũ trụ khác với động cơ có thể lắp ráp vào thiết bị vũ trụ sắp rơi để lái nó đến một nơi an toàn hơn.
Rác thải vũ trụ
Thế nhưng điều tương tự sẽ không diễn ra đối với Thiên Cung 1. Trạm vũ trụ này ban đầu chỉ được chế tạo để hoạt động đến năm 2013 mà thôi, nhưng Trung Quốc quyết định kéo dài thời gian này thêm vào năm nữa. Đến năm 2016, Cơ quan Vũ trụ Trung Quốc thông báo đã mất liên lạc và không còn kiểm soát được trạm vũ trụ này nữa, đồng thời quỹ đạo của nó cũng bắt đầu giảm dần, không sớm thì muộn cũng sẽ rơi xuống tầng khí quyền một cách không kiểm soát được. Nói một cách dân dã: "Chúng tôi chẳng biết nó sẽ rơi xuống chỗ nào nữa"!
Mạng lưới theo dõi không gian Mỹ và cơ quan vũ trụ của các quốc gia khác đã bắt đầu theo dõi Thiên Cung 1, và đến nay tất cả những gì chúng ta biết là trạm vũ trụ này sẽ rơi xuống vị trí từ giữa vĩ độ 43 độ Bắc và vĩ độ 43 độ Nam - một khoảng cách quá lớn, nhưng may mắn là hầu hết bề mặt Trái Đất trong khu vực này được bao phủ bởi đại dương, còn những nơi có đất thì hầu như không có ai sinh sống.
Do đó, khả năng có mảnh vụn nào đó của Thiên Cung 1 rơi trúng đầu bạn gần như là zero (thực ra là tỉ lệ khoảng 1/10.000). Bên cạnh đó, dù khối lượng rơi xuống khoảng từ 0,91-3,63 tấn nhưng phần lớn chúng đều sẽ cháy vụn ra thành từng miếng rất nhỏ và sẽ rơi rải rác xuống một vùng rộng lớn chứ không dồn vào một chỗ.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên có một thiết bị vũ trụ lớn, hay lớn hơn như thế này, rơi không kiểm soát xuống mặt đất. Vào năm 2011, tàu vũ trụ Nga phóng lên Sao Hoả thất bại khiến nó bay vô định trong quỹ đạo thấp của Trái Đất. Tàu vũ trụ này có tên là Phobos-Grunt, nặng gần 13,61 tấn, đã rơi xuống Thái Bình Dương vào năm 2012. Hay trạm vũ trụ Sky Lab nặng gần 72,57 tấn của NASA cũng từng rơi không kiểm soát xuống mặt đất, nhưng chẳng ai bị thương tích gì cả.
Trong hơn 50 năm từ lúc con người bắt đầu phóng các tên lửa, chỉ có một người duy nhất trên thế giới từng bị một mảnh vụn rơi trúng là bà Lottie Williams, bị một mảnh nhỏ của tên lửa Delta sượt qua vai khi đang đi bộ ngoài đường.
Tin tốt là Thiên Cung 1 sẽ giúp các chuyên gia sàng lọc tốt hơn các mô hình rác thải vũ trụ của họ. Một nhóm các cơ quan quốc tế có tên gọi là IADC đã chọn Thiên Cung 1 làm mục tiêu giám sát, qua đó sẽ cho phép họ sàng lọc các mô hình dự đoán của mình. Tất nhiên là IADC sẽ không đưa ra cảnh báo nào, họ chỉ có thể đưa ra thời gian Thiên Cung 1 bắt đầu vào khí quyển trong khoảng 3 tiếng trước đó, còn cụ thể rơi ở đâu và khi nào thì chẳng ai biết được.
Tham khảo: TheVerge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android