Trẻ em Trung Quốc mất 3 tiếng/ngày để làm bài tập về nhà, gấp 3 lần mức trung bình thế giới
Trong khi đó, bài tập về nhà không chỉ là "ác mộng" với trẻ em Trung Quốc, đến cả cha mẹ chúng cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.
Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, khối lượng bài vở mà trẻ em Trung Quốc phải học thuộc mỗi ngày dài chẳng kém gì lời thoại phim.
Nghiên cứu này do Afanti, nền tảng giáo dục dựa trên AI của Trung Quốc thực hiện, các chuyên gia đã tổng hợp dữ liệu từ 100 triệu người dùng và cho thấy: Trong 3 năm vừa qua, học sinh Trung Quốc mất trung bình 2,82 giờ để làm bài tập về nhà mỗi ngày.
Ở lần khảo sát tại Trung Quốc vào 3 năm trước là 3,03 giờ/ngày, tức là con số đó đã phần nào giảm xuống. Tuy nhiên, 2,82 giờ làm bài tập mỗi ngày đang gấp 3 lần mức trung bình thế giới, chưa kể gấp 3,7 lần Nhật Bản; 4,8 lần Hàn Quốc.
Cũng theo Afanti, vào năm 2012 thì học sinh Mỹ ở tuổi 15 chỉ mất trung bình 6 tiếng mỗi tuần để làm bài tập.
Đã có nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra, liên quan đến việc trẻ em Trung Quốc bị giao quá nhiều bài tập về nhà. Hệ thống giáo dục theo phương pháp truyền thống của Trung Quốc cũng thường bị chỉ trích vì chỉ chủ yếu bắt học sinh học thuộc, trong khi không tạo điều kiện phát triển tư duy sáng tạo.
Trong khi đó, bài tập về nhà không chỉ là "ác mộng" với trẻ em Trung Quốc, đến cả cha mẹ chúng cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Tờ China News Service từng đăng tải bài viết với tâm sự của một bà mẹ có con đang đi học: "Tôi đã làm gì sai để bị trừng phạt bởi bài tập về nhà của con".
Bài viết này được chia sẻ rất mạnh trên mạng xã hội Trung Quốc, đơn giản vì có quá nhiều ông bố bà mẹ thường xuyên bị mất bình tĩnh khi cố gắng giúp con làm bài tập về nhà.
Theo Shanghaiist
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"