Bàn đi tính lại, Quốc hội vẫn giữ nguyên quy định độ tuổi trẻ em là dưới 16 tuổi như luật hiện hành...
Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Trẻ em trước khi Quốc hội thông qua sáng 5/4, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết qua thảo luận nhiều đại biểu không tán thành việc điều chỉnh độ tuổi trẻ em lên dưới 18 tuổi.
Tổng thư ký Quốc hội gửi phiếu xin ý kiến đại biểu về hai phương án. Phương án một là “Trẻ em là người dưới 18 tuổi” và phương án hai: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.
Kết quả lấy phiếu cho thấy: có 340/397 ý kiến đồng ý phương án 2, chiếm 85,64% tổng số phiếu thu về và 69,25% tổng số đại biểu Quốc hội. 50/397 ý kiến đồng ý phương án 1, chiếm 12,59% tổng số phiếu thu về và 10,18% tổng số đại biểu Quốc hội.
Vì thế, độ tuổi từ 16 đến dưới 18 sẽ không phải làm trẻ em như phương án ban soạn thảo trình.
Bên cạnh nội dung nói trên, quy định về quyền và bổn phận trẻ em cũng gây nhiều tranh cãi trong quá trình hoàn thiện dự thảo luật.
Một số ý kiến cho rằng cần xem xét lại quy định về quyền bí mật đời sống riêng tư tại điều 21 vì quyền này sẽ khiến cho cha mẹ nếu muốn giám sát, kiểm tra con sẽ là phạm luật trong khi trẻ em chưa chín chắn và chưa đầy đủ về nhận thức, có thể bị lôi kéo vào những xu hướng xấu.
Có ý kiến băn khoăn về quy định trẻ em có quyền tự do kết bạn tại sẽ gây khó cho người làm cha, mẹ trong việc quan tâm đến mối quan hệ xã hội của con.
Tiếp thu ý kiến đai biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung, chỉnh lý quy định về quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ em gắn với yêu cầu vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và quy định cụ thể trách nhiệm của cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, các thành viên trong gia đình trong việc bảo đảm quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ em tại. Đồng thời bỏ cụm từ “kết bạn” tại điều 34 của dự thảo luật.
Sau khi chỉnh sửa, điều 21 dự thảo luật trình Quốc hội thông qua quy định: Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.
Điều 34 quy định: trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em, được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em; được các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi các ý kiến, nguyện vọng chính đáng.
Luật Trẻ em có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2017.
Theo Vneconomy
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android