G7 ThinQ và G7+ ThinQ của LG có vẻ như vay mượn gần hết thiết kế ngoại hình của các sản phẩm khác và trông không có nhiều nét đặc trưng của riêng mình.
Sau một loạt binh đoàn Android tai thỏ ra mắt trong nửa đầu năm nay, LG cuối cùng cũng có câu trả lời với chiếc G7 ThinQ và G7 ThinQ của mình. Tuy nhiên, thay vì đem đến những đặc điểm mới lạ cho người dùng, sản phẩm lần này của hãng điện tử Hàn Quốc lại mang quá nhiều nét giống với các đối thủ khác trên thị trường.
Nhìn vào mặt trước, chúng ta có thể thấy ngay LG G7 ThinQ này có sự xuất hiện của màn hình tai thỏ. Đây là điều không thể tránh khỏi khi các sản phẩm Android khác cũng bắt đầu chạy đua theo trào lưu khởi đầu từ Apple. Tuy nhiên, cũng chính vì đặc điểm này nên khi nhìn vào từ mặt trước, gần như bạn sẽ không phân biệt được đây là sản phẩm của hãng nào nữa.
Mặt trước chiếc điện thoại này sử dụng màn hình FullVision kích thước 6,1 inch (cả G7 và G7 đều có kích thước màn hình giống nhau), tỉ lệ 19.5:9 với độ phân giải Quad HD , độ sáng lên đến 1000 nits và dùng tấm nền IPS.
Màn hình cho góc nhìn rất rộng.
Phần notch (tai thỏ) trên đỉnh màn hình được LG gọi là New Second Screen (Màn hình phụ mới). Cũng như một số sản phẩm Android khác, bạn có thể tùy chỉnh giấu tai thỏ này đi nếu không thích hoặc có thể chỉnh màu cho phần tai thỏ này.
Mặt sau của máy được phủ kính trông bóng bẩy hơn hẳn, sử dụng kính Gorilla Glass thế hệ thứ 5 giúp sản phẩm được bền bỉ và đỡ trầy xước hơn.
Tuy nhiên nhược điểm muôn đời của các điện thoại mặt lưng bằng kính chính là dễ bám vân tay. Chiếc G7 ThinQ này bám vân tay rất nhiều và nếu bạn đang có ý định sở hữu nó trong tương lai thì nên trang bị thêm ốp lưng để trông sạch sẽ hơn.
Chiếc điện thoại mà tôi cầm trên tay có màu xanh đậm, đậm hơn hẳn so với màu của Note8 hay S9 đến từ người anh em đồng hương Samsung. Màu sắc của máy cũng thay đổi tùy theo điều kiện ánh sáng phản chiếu vào, tuy nhiên biên độ thay đổi màu không nhiều lắm nên nhìn chung vẫn không thích mắt bằng một số sản phẩm khác đến từ Huawei hay Samsung...
Không còn xếp camera theo vị trí ngang như trước, G7 ThinQ được LG đặt theo chiều dọc với 16 MP 16 MP, trong đó một ống kính đảm nhận góc thông thường, khẩu độ f/1.6 và ống còn lại là góc rộng với 107 độ, khẩu độ f/1.9. Ngoài ra, camera trước của G7 ThinQ sử dụng cảm biến 8 MP, không có nhiều nổi bật so với thế hệ trước.
Camera góc thường.
Và camera góc rộng
Camera của chiếc điện thoại này cũng trang bị trí tuệ nhân tạo mang tên AI CAM với khả năng nhận dạng khung cảnh và chủ thể. Theo LG, thuật toán của họ có thể phân biệt giữa hơn 1.000 đối tượng, tuy nhiên khi đặt thử găng tay trên bàn và cho nhận dạng thì chiếc điện thoại này đưa ra những kết quả khá kì lạ. Hy vọng trong phiên bản nâng cấp phần mềm sắp tới sẽ khắây là sản phẩm phục được vấn đề này.
Chủ thể là găng tay nhưng AI lại nhận ra đây là nhạc cụ, bồn tắm, đồ bơi, cá và cả... chậu muối!
Chiếc LG G7 ThinQ này sử dụng vi xử lý Snapdragon 845, vốn là chip tốt nhất trên thị trường hiện tại, kèm theo đó là RAM lên đến 6 GB cùng bộ nhớ trong 128 GB (bản G7 ThinQ chỉ có 4 GB RAM và 64 GB ROM).
LG G7 ThinQ sử dụng cổng kết nối USB-C, hỗ trợ công nghệ sạc QuickCharge 4.0 của Qualcomm.
Được biết sản phẩm này hiện đang có giá gần 19 triệu đồng trên thị trường xách tay.
Cạnh trái máy với 3 phím bấm gồm cụm 2 phím điều chỉnh âm lượng và phím Google Assistant.
Cảm ơn XTMobile đã hỗ trợ chúng tôi thực hiện bài viết này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời