Sau thành công này, nhóm nghiên cứu tiếp tục phát triển một phiên bản còn lớn hơn nữa.
Chúng ta đã được thấy trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI) thực hiện thí nghiệm lượng tử một cách dễ dàng và giờ đây, cỗ máy biết học này đang tiếp tục thực hiện các thí nghiệm ở những lĩnh vực khác.
Một nhóm các nhà nghiên cứu từ các trường Đại học Quốc gia Úc, Đại học Adelaide và Học viện Lực lượng Quốc phòng Úc (thuộc Đại học New South Wales) đã sử dụng một thuật toán để tái tạo lại thí nghiệm từng đoạt giải Nobel - đây chính là thí nghiệm đã tạo ra ngưng tụ Bose-Einstein. Trong điều kiện đơn giản, các nhà vật lý đã tạo ra một luồng khí cực lạnh (cỡ 1 microkelvin, thấp hơn cả một phần tỷ của nhiệt độ trên không tuyệt đối), sau đó, họ để trí thông minh nhân tạo thực thi phần còn lại của thí nghiệm.
Từ đó, trí tuệ nhân tạo sẽ phải học cách thay đổi các thông số khác nhau để điều chỉnh nhiệt độ xuống thấp hơn nữa, đồng thời làm tăng tính hiệu quả của thí nghiệm. Trí thông minh nhân tạo đã làm được điều này bằng cách điều chỉnh bộ ba chùm tia laser. Các nhà khoa học cho biết: Kết quả thu được khá ấn tượng, trí tuệ nhân tạo đã tự làm thí nghiệm trong khoảng 1 giờ đồng hồ và phương pháp mà AI thực hiện thậm chí còn vượt xa những gì mà các nhà khoa học đã dạy nó. Nhóm nghiên cứu cho biết rằng Al có thể tự lập trình công việc cho mình vào mỗi buổi sáng và còn có thể chỉnh sửa lại những thay đổi đã xảy ra trong quá trình thử nghiệm đêm hôm trước.
Nếu bạn muốn đích thân kiểm chứng thì có thể tham khảo tải thuật toán mà các nhà khoa học đã tải lên GitHub. Thuật toán này có thể được sử dụng cho khoa học lượng tử, điện toán lượng tử và chuyên ngành vật lý femtosecond.
Kế hoạch tiếp theo của nhóm nghiên cứu sẽ là sử dụng trí tuệ nhân tạo để xây dựng ngưng tụ Bose-Einstein với quy mô lớn hơn, nhanh hơn những gì mà chúng ta đã từng thấy trước kia.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"