Triết lý ngược của chuyển đổi số: Không phải cá lớn nuốt cá bé mà là cá nhanh sẽ nuốt cá chậm
Đó là thông điệp mà ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Cục trưởng Cục công nghệ thông tin, Bộ TTTT đưa ra tại ngày hội Internet Day 2020 tổ chức vào tháng 12 vừa qua.
Đó là thông điệp mà ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Cục trưởng Cục công nghệ thông tin, Bộ TTTT đưa ra tại ngày hội Internet Day 2020 tổ chức vào tháng 12 vừa qua.
Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin nhận định rằng, điện toán đám mây không chỉ đơn thuần phục vụ cho chuyển đổi số, Cloud là hạ tầng số, là hạ tầng viễn thông thế hệ mới.
"Trong hạ tầng viễn thông truyền thống, chúng ta có voice và SMS, Zalo có phải là mạng viễn thông của VNG không? Zalo vừa cho phép gọi, nhắn tin, video như vậy khái niệm viễn thông thế hệ mới là khái niệm viễn thông chạy trên nền tảng số. Thử hỏi rằng Zalo có chạy được ổn định không nếu không chạy trên nền tảng Cloud? Như vậy trong chuyển đổi số thì hạ tầng số phải đi trước", ông Lịch đặt câu hỏi.
Ông Lịch nhấn mạnh rằng, keyword của chuyển đổi số là 5G và Cloud, mọi ngành mọi lĩnh vực đều kết nối với nhau thông qua 5G và Cloud. Đại diện Bộ TTTT cũng nhấn mạnh việc đảm bảo an toàn thông tin trên nền tảng điện toán đám mây, thậm chí nâng lên là bảo đảm an ninh quốc gia. "Vì hạ tầng số ảnh hưởng đến toàn bộ hạ tầng số, kinh tế số và Chính phủ số trong thập niên mới; nên bộ TTTT đã xây dựng các bộ tiêu chí và đánh giá về điện toán đám mây. Nếu quốc gia nào không làm chủ điện toán đám mây thì sẽ bị thiệt thòi", ông Lịch nhấn mạnh.
Theo ông Lịch, vai trò của nền tảng điện toán đám mây cùng 5G, big data, AI, Blockchain phục vụ cho toàn bộ công nghệ của chuyển đổi số. Trong thập niên 2020-2030 ai không làm chủ điện toán đám mây sẽ tụt hậu và bị bỏ lại phía sau.
Ông Lịch cũng đưa ra một triết lý ngược khi chuyển dịch để chuyển đổi số, đó là trước đây thị trường vận hành theo kiểu cá lớn nuốt cá bé, những tập đoàn viễn thông hùng mạnh sẽ nuốt các DN mới ra đời. Còn bây giờ cá nhanh nuốt cá chậm, bài học nhãn tiền con cá nhanh Apple nuốt chửng Nokia, con cá khổng lồ số 1 của thế giới. Đối diện thực trạng như vậy, những tập đoàn viễn thông hàng đầu VN và các doanh nghiệp đi sau nhưng đi nhanh sẽ làm chủ cuộc chơi.
Để thúc đẩy điện toán đám mây, Bộ TT&TT ra rất nhiều văn bản như Nghị quyết 17, văn bản 145 về Cloud. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới ra văn bản này dành cho 3 đối tượng bao gồm bộ ngành địa phương, cơ quan quản lý và Chính phủ, và doanh nghiệp make in Vietnam, trong khi các quốc gia khác chỉ áp dụng các tiêu chuẩn ISO 17. Bộ tiêu chí này gồm 84 tiêu chí kỹ thuật cho Cloud, trong đó có 69 tiêu chí để đảm bảo an toàn an ninh mạng.
"Trước đây 2G, 3G, 4G chưa nói đến an toàn an ninh mạng, nhưng 5G và Cloud là hạ tầng số phục vụ cho cả hạ tầng số, Bộ Trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã nói rằng công cuộc chuyển đổi số là công cuộc chuyển đổi lớn nhất của lịch sử loài người, do đó chúng ta phải chú ý đảm bảo an ninh mạng", ông Lịnh đánh giá.
Ông Lịch cũng chỉ ra một thực trạng, đó là thách thức trên thị trường điện toán đám mây vô cùng lớn. Hiện nay toàn bộ doanh nghiệp nền tảng điện toán đám mây trong nước chiếm chưa đến 20% thị phần tại Việt Nam.
Gần đây, sau nhiều công sức đánh giá, Hội đồng đánh giá điện toán đám mây của Bộ TT&TT do ông Lịch làm Chủ tịch đã xác định được 5 nền tảng của 5 doanh nghiệp Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn công nghệ để cung cấp dịch vụ điện toán đám mây bao gồm: Viettel, VNPT, BizFly Cloud thuộc VCCorp, CMC Cloud, VNG Cloud.
5 doanh nghiệp này được chọn sau một quá trình đánh giá khắt khe mà theo ông Lịch "nguyên tắc trong chuyển đổi số càng áp lực, càng nguyên tắc thì tạo ra sản phẩm càng tốt".
Các mô hình tự phát triển trong nước thường có ưu thế hơn về vấn đề an ninh bảo mật do không chia sẻ dữ liệu với nước ngoài, không phụ thuộc công nghệ nước ngoài, không bị ảnh hưởng trực tiếp do các sự cố đường truyền, ngắt kết nối mạng quốc tế.
Ngoài ra các lợi thế như đồng nhất ngôn ngữ, tư vấn mô hình, hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp… cũng là những yếu tố giúp hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp trong nước.
Theo số liệu công bố, quy mô của điện toán đám mây khu vực Châu Á tăng trưởng lớn nhất toàn cầu ở mức 24%, Việt Nam tăng 26% mỗi năm, ở quy mô 80 triệu USD cho phần infrastructure, mục tiêu đến 2025 là 200 triệu USD, con số này so với toàn cầu 500 tỷ USD là rất nhỏ. Điện toán đám mây hiện nay đã thâm nhập tất cả ngành nghề, từ ngân hàng tài chính bảo hiểm là khối chuyển dịch điện toán đám mây rất chậm thì hiện nay là khối đầu tư lớn nhất; khối chính phủ, nhà máy sản xuất, cứ 10 giao dịch điện toán trên thế giới sẽ có 8 giao dịch chạy trên một môi trường điện toán đám mây.
Nhằm giúp tạo đà cho doanh nghiệp trong giai đoạn chuyển đổi số hối hả, BizFly Cloud hiện đang triển khai chương trình ưu đãi sâu dịp Tết. Tặng tới 5 tháng sử dụng gần 20 dịch vụ Cloud tự phát triển tại:https://bizflycloud.vn/
Hotline hỗ trợ: 024 7302 8888 / 028 7302 8888
BizFly Cloud - Hạ tầng IT phục vụ chuyển đổi số
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI