Trở kháng tai nghe là gì ?
(GenK.vn) - Thêm một kiến thức về âm thanh nữa Genk muốn đưa đến độc giả

1. Khái niệm
Có 4 khái niệm chúng ta cần biết ở đây:
dB: deci-Bel, đơn vị để đo mức độ to của âm thanh, là log bậc 10 của tỉ lệ 2 đơn vị. 1B = 10dB
Impedance: trở kháng, dùng để đo mức độ kháng của mạch với 1 dòng điện xoay chiều, gần giống với khái niệm điện trở của dòng 1 chiều, vẫn tuân theo định luật Ohm (Ohm).
Sensitivity: độ nhạy, với mỗi V tăng sẽ kêu to được thêm bao nhiêu dB (dB/V).
Efficiency (hay power sensitivity): hiệu suất/năng/quả, ai thích dịch gì thì dịch, với mỗi mW tăng sẽ kêu to thêm được bao nhiêu dB (dB/mW).
2. Liên quan giữa các khái niệm
Những ai từng biết đến sách lý lớp 9 thì đều biết cái gọi là định luật Ohm với công dòng điện: R=U/I và P=U^2/R. Để kéo tốt 1 cái hp cần cả U lẫn I, theo công thức trên ta có thể thấy với U giữ nguyên (volume giữ nguyên), R càng tăng I càng giảm và ngược lại.
Có nghĩa trở kháng của hp càng cao thì hp đó sẽ rút càng ít dòng và ngược lại. Tuy nhiên, ta phải tính đến độ nhạy và hiệu suất ở đây, 1 điều lưu ý: âm thanh to với âm thanh chất lượng hoàn toàn khác nhau, có khối cái amp có thể khiến 1 cái hp kêu như bị cắt tiết nhưng tiếng thì quá cắt tiết người nghe. Với 1 hp có độ nhạy cao (>110dB/V) thì chắc chắn với cái nguồn phát nào nó cũng phát được âm lượng lớn cho dù trở kháng nó cao hay thấp, đơn giản càng tăng volume thì V nguồn tăng. Tuy nhiên nhược điểm là rất nhạy cảm với những tín hiệu với V thấp trong nguồn phát, đó là lý do hầu hết các iem rất nhạy với hiss vì độ nhạy đám đó cao. Ngược lại ở độ nhạy thấp (<90dB/V) sẽ phải tăng volume lên để đạt được cùng 1 mức nghe. 1 vd điển hình từ thế kỉ trước là con AKG K1000, trở kháng chỉ có 120ohm, tuy nhiên với hiệu suất cực thấp (74dB/mW). Nói tóm lại, trở kháng chỉ cho ta biết hp đó sẽ cần nhiều U hay I.
Hy vọng qua bài viết này, độc giả sẽ tìm ra được cách phối ghép đồ sao cho thật hợp lý với từng loại tai nghe.
Theo: Vozfroums.com
NỔI BẬT TRANG CHỦ
"Tôi giàu nhưng tôi không biết làm gì với cuộc đời mình": Chàng trai 9x bán công ty tỷ đô, bỏ cả bạn gái và 60 triệu USD sau khi vào rừng nghe lời thì thầm của cây cối
Không biết phải làm gì tiếp theo, Vinay Hiremath cứ thế đi leo núi dù chưa từng có kinh nghiệm. Kết quả, anh suýt chết vì thiếu oxy khi chinh phục hai đỉnh trên dãy Himalaya. Trở về từ chuyến đi sinh tử, Vinay cố thử làm việc cho Bộ Hiệu suất Chính phủ Mỹ mà Elon Musk mới thành lập. Nhưng cảm thấy không hợp, anh đặt vé máy bay một chiều, bỏ ra một hòn đảo và bắt đầu tự học vật lý 8 tiếng mỗi ngày. Ở tuổi 34, Vinay đang muốn bắt đầu lại cuộc đời của mình theo một cách hoàn toàn mới, xin vào một vị trí thực tập sinh cơ khí cho một công ty robot. "Trở nên tầm thường thì có gì sai trái?", anh viết trên blog.
Ngày người mẫu và nhiếp ảnh gia lo sợ đã tới: H&M sẽ dùng mẫu AI trong quảng cáo sản phẩm