Trong 6 năm tới, xưởng đúc chip của Samsung sẽ tự động hóa hoàn toàn, không cần đến con người
Viễn cảnh về thế giới nơi các công nghệ tự động hóa và AI giành hết việc làm của con người đang ngày càng gần hơn bao giờ hết.
- Hãy quên khả năng kết nối vệ tinh của iPhone đi, SpaceX sắp phổ biến tính năng này cho mọi thiết bị
- Nhân viên Samsung bán công nghệ tuyệt mật cho Trung Quốc, đút túi hàng triệu USD
- Vì sao tàu cao tốc 320km/h của Nhật có thể phanh 'nhanh như chớp' trong 1,3 giây khi có động đất?
- Microsoft bắt đầu thực hiện sứ mệnh "năm AI 2024": biến Edge thành trình duyệt AI
- Microsoft thay đổi thiết kế bàn phím Windows đã tồn tại 30 năm, quyết tâm hướng tới tương lai AI
Theo các nguồn tin của DigiTimes, hãng điện tử Hàn Quốc Samsung Electronics đã phát triển một hệ thống độc quyền có tên Smart Sensing System để tăng năng suất và cải thiện hiệu quả sản xuất chip. Hệ thống này sẽ được áp dụng cho việc quản lý và kiểm soát quá trình sản xuất bán dẫn.
Các cảm biến thông minh trong hệ thống này sẽ đo lường mức độ đồng nhất của plasma trên bề mặt tấm wafer – đây là yếu tố đầu vào rất quan trọng khi nó ảnh hưởng đến hiệu năng của các quá trình khác bao gồm quang khắc, lắng đọng hóa chất và làm sạch.
Các cảm biến này cũng có kích thước vô cùng nhỏ, để có thể lắp đặt chúng vào trong các dây chuyền đúc chip mà không làm ảnh hưởng đến không gian hiện tại. Nó cũng được thiết kế và sản xuất tại Hàn Quốc – nơi các công nghệ tương tự thường được cung cấp bởi các công ty nước ngoài.
Không chỉ cải thiện năng lực sản xuất chip của Samsung, giải pháp này còn là một phần trong kế hoạch lớn hơn để triển khi xưởng đúc trí tuệ nhân tạo – các nhà máy vận hành hoàn toàn tự động không cần đến các nhân công con người.
Các báo cáo tương tự cho thấy xu hướng của các công ty đang sử dụng công nghệ tự động hóa và AI để thay thế con người. Nhưng ít nhất con người vẫn cần đến ở những vị trí nhất định như giám sát hệ thống và sửa chữa nếu có điều gì đó hoạt động không chính xác. Còn với Samsung Electronics, các nhà máy sản xuất và mạng lưới kinh doanh của họ phủ sóng khắp 74 quốc gia và tuyển dụng đến 270.000 người, việc áp dụng công nghệ mới để tự động hóa nhiều hơn sẽ làm gia tăng sa thải là điều không thể tránh khỏi.
Nhưng không phải Samsung, Amazon mới là hãng khởi xướng cho xu hướng các nhà kho tự động hóa. Vào tháng 10 vừa qua, công ty đã thông báo sẽ có thêm 2 loại máy mới được đưa vào trong các kho hàng để giúp đỡ con người.
Một robot có tên Sequoia, được thiết kế giống như robot lau nhà Roomba, có thể xác định đường đi và di chuyển trong nhà kho để giúp các công nhân giảm thời gian xử lý đơn hàng. Ngoài ra một robot khác có tên Digit, cao khoảng 1,7m và nặng gần 65kg, có hình dạng và khả năng di chuyển cũng như bê vác như người bình thường.
Nhà sản xuất các robot này, CEO của Agility Robotics sau đó khẳng định rằng, máy móc sẽ không thể thay thế được con người – nhưng chúng hoàn toàn có thể thay thế phần lớn con người.
Có thể thấy dù không muốn thảm cảnh của việc sa thải hàng loạt nhưng dường như các nhận định của ông Musk cho rằng công nghệ tự động hóa và AI sẽ kết thúc thời đại làm việc của con người. Điều này cũng đồng nghĩa với một lượng lớn những người thất nghiệp trên toàn cầu, kéo theo câu hỏi làm thế nào họ có thể đủ thu nhập để mua các món hàng được sản xuất tự động trong các nhà máy nói trên.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Thủ tướng và CEO Jensen Huang dạo phố cổ Hà Nội, thưởng thức nem tai, nem chua rán, uống bia Trúc Bạch
Tối 5/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cùng nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn công nghệ NVIDIA Jensen Huang thăm đền Ngọc Sơn, dạo ngắm hồ Hoàn Kiếm, thăm khu phố cổ Hà Nội.
Nóng: CEO Jensen Huang trở lại Việt Nam sau 1 năm, Nvidia 'giữ lời hứa' mở trung tâm nghiên cứu và dữ liệu AI