"Nếu nghiên cứu kỹ về blockchain ngay từ thời điểm này, bạn sẽ có triển vọng nghề nghiệp rất tươi sáng. Trên thế giới không có nhiều người biết rõ thực sự thì công nghệ blockchain hoạt động như thế nào".
Đã từ rất lâu rồi thế giới đầu tư mới chứng kiến 1 bữa tiệc sôi động như những gì mà bitcoin và các đồng tiền số mang đến trong năm 2017. Giá bitcoin đã tăng khoảng 20 lần trong năm ngoái, ethereum tăng hơn 11.200% trong khi "ngôi sao mới nổi" ripple cũng tăng giá hàng chục nghìn phần trăm.
Bị thu hút bởi mức tăng trưởng vượt trội, nhiều nhà đầu tư đang nhìn vào thế giới tiền số một cách phiến diện khi chỉ nhìn vào các biến động giá. Trong khi đó đối với những ai không hứng thú với việc mua, bán và quản lý danh mục đầu tư tiền số, có 1 con đường sáng sủa hơn để đầu tư: tìm tòi học hỏi và đầu tư vào công nghệ blockchain – công nghệ được cho là có tiềm năng bùng nổ tương đương với Internet trong những năm đầu sơ khai. Đơn giản là bởi vì blockchain có tiềm năng thay đổi cách chúng ta sống, làm việc, tiêu dùng và tương tác với nhau.
"Trong vài thập kỷ tới, đây sẽ là ngành tạo ra 1 cuộc cách mạng như những gì internet đã làm. Sẽ có hàng triệu người, nếu không muốn nói là hàng chục triệu người làm việc trong ngành này", Antonis Polemitis, giám đốc chương trình đào tạo về blockchain và tiền số của ĐH Nicosia, nói. "Bạn sẽ cần đến các kế toán viên, kiểm toán viên, luật sư và những viên chức làm công tác quản lý hiểu về cách vận hành của công nghệ blockchain".
Đầu năm 2014, ĐH Nicosia đưa ra chương trình đào tạo thạc sĩ về tiền số và công nghệ blockchain đầu tiên trên thế giới. Khóa học trực tuyến được giảng dạy bởi Polemitis và Andreas Antonopoulos, chuyên gia đầu ngành về blockchain và là tác giả của 2 cuốn sách nổi tiếng "Master Bitcoin" và "The Internet of Money".
"Nếu nghiên cứu kỹ về blockchain ngay từ thời điểm này, bạn sẽ có triển vọng nghề nghiệp rất tươi sáng. Trên thế giới không có nhiều người biết rõ thực sự thì công nghệ blockchain hoạt động như thế nào".
Bitcoin chỉ là ứng dụng quen thuộc nhất của công nghệ blockchain. Công nghệ này có thể được sử dụng trong mọi lĩnh vực, từ y tế, giáo dục, sản xuất, năng lượng đến chuỗi cung ứng, theo báo cáo được Gartner công bố năm 2017. Báo cáo này cũng nhận định "đến năm 2030, giá trị kinh doanh mà công nghệ blockchain mang lại sẽ tăng lên mức 3.100 tỷ USD".
Gã khổng lồ công nghệ IBM đã xây dựng hẳn 1 bộ phận chuyên về blockchain để triển khai công nghệ này trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Sử dụng nền tảng blockchain của chính mình mang tên Hyperledger, IBM đang làm việc với các đối tác như Walmart để có thể truy xuất nguồn gốc thực phẩm nhanh chóng, giúp Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thu thập thông tin trong quá trình nghiên cứu lâm sàng các loại thuốc mới.
Trong trường hợp của Walmart, nhờ blockchain mà IBM có thể giảm quá trình truy xuất từ 6 ngày xuống chỉ còn 2 giây. "Điều này thực sự giúp tăng tốc đáng kể quá trình ra quyết định, vì thế bạn sẽ giảm thiếu tối đa các nguy cơ có hại cho sức khỏe", Marie Wieck – người điều hành mảng blockchain của IBM nói.
Kể từ khi ra mắt tháng 2 năm ngoái, đến nay bộ phận này đang có tới 1.500 nhân viên trên khắp thế giới, nghiên cứu hơn 400 dự án. Wieck cho biết không thể tuyển đủ người đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nhanh, ở tất cả các mảng gồm kỹ thuật, kinh doanh và chuyên về số liệu.
Có thể cho rằng blockchain là 1 dạng thức cơ sở dữ liệu hoàn toàn mới. Nói 1 cách đơn giản thì nó giống như 1 trang bảng tính Google, nơi tất cả mọi người tham gia đều có thể chỉnh sửa tài liệu và ai cũng được cập nhật về những chỉnh sửa đó. Nhưng blockchain đặc biệt ở chỗ mỗi lần update đều là bản cuối cùng, không ai có thể thay đổi nó.
Chính đặc tính không thể thay đổi giúp công nghệ blockchain tạo ra niềm tin mà không cần đến 1 cơ quan tập trung như 1 công ty hay 1 tổ chức xác lập niềm tin đó. Khi tất cả các bên tham gia vào mạng lưới blockchain hiểu rằng dữ liệu là không thể thay đổi, họ sẽ đặt niềm tin vào dữ liệu. Cũng từ đó thời gian và tiền bạc cần để xác thực giao dịch giảm xuống đáng kể.
Đối với Bryant Joseph Gilot, 1 bác sĩ phẫu thuật đang nghiên cứu về y tế dựa trên công nghệ blockchain, đặc tính không thể chỉnh sửa mà blockchain cung cấp là điều thiết yếu để đẩy nhanh tốc độ các cuộc thử nghiệm thuốc. Ông đang làm việc với 1 nhóm nhỏ tại Blockchain Health để xây dựng 1 ứng dụng bảo vệ các dữ liệu nhạy cảm về dược phẩm.
Nhóm này còn muốn xây dựng cơ chế mã hóa cho phép bác sĩ, y tá của bạn nhìn thấy kết quả nhưng công ty bảo hiểm sẽ không nhìn thấy. Mục tiêu là đẩy nhanh quá trình nghiên cứu lâm sàng nhưng vẫn đảm bảo tính thống nhất của dữ liệu, cho phép thực hiện nhiều thử nghiệm hơn và đem thuốc đến cho người bệnh sớm hơn.
Gilot đã có 10 năm làm bác sĩ phẫu thuật tim và đa khoa. Một ngày ông đọc được tài liệu của Satoshi Nakamoto nói về bitcoin và hào hứng muốn áp dụng công nghệ blockchain vào thế giới thực, đặc biệt là trong lĩnh vực y học.
Trong khi blockchain có thể rút ngắn thời gian xác nhận thông tin và giao dịch, mọi người cũng chú ý đến việc blockchain có tiềm năng thay thế con người trong một số công việc.
"Blockchain sẽ không ảnh hưởng đến công việc của người pha chế hay những công việc chân tay mà là những lao động "cổ cồn trắng", thậm chí người có bằng thạc sĩ cũng có thể mất việc vì công nghệ này", giáo sư Campbell Harvey của Duke University nhận định.
Theo giáo sư Harvey, blockchain cho phép xóa bỏ vai trò của những người trung gian. Vì thế những bộ phận hỗ trợ - back office, đặc biệt là tại các công ty tài chính – sẽ bị đe dọa trước tiên. 4 năm qua, ông đã giảng dạy cho các sinh viên học MBA về công nghệ blockchain và khuyến khích họ xây dựng những ứng dụng thực tế.
Trong thời kỳ internet và các dữ liệu mã nguồn mở rất sẵn có như hiện nay, trang bị cho bản thân kiến thức về blockchain là điều nên làm. ĐH Nicosia cung cấp khóa học trực tuyến miễn phí giới thiệu cơ bản về các loại tiền số, trong khi ĐH Princeton cũng có khóa học tương tự về "Bitcon và công nghệ tiền số". Stanford, Duke, ĐH California, Berkeley và New York University cũng đều cung cấp những khóa học như vậy.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"