Trong Doraemon có tới 4500 món bảo bối, bạn nhớ được bao nhiêu trong số đó?

    Long.J,  

    Qua bộ phim "Doraemon: Nobita no Himitsu Dōgu Museum" ra mắt vào năm 2013, nhiều bí mật về các món bảo bối thần kỳ của Doraemon đã được hé lộ.

    Doraemon (hay Đôrêmon, tên gọi cũ trước khi được đổi theo công ước Bern về bản quyền), là bộ truyện tranh Nhật Bản của tác giả Fujiko Fujio được sáng tác từ năm 1969.

    Với mục đích ban đầu dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Tác phẩm sau đó đã được chuyển thể thành các tập phim hoạt hình ngắn, dài cùng các thể loại khác như kịch, trò chơi điện tử. Bộ truyện kể về một chú mèo máy tên là Doraemon đến từ thế kỉ 22 để giúp đỡ một cậu bé lớp 5 hậu đậu tên là Nobi Nobita.

    Các câu chuyện trong Doraemon thường ngắn gọn dễ hiểu, dí dỏm và mang cái nhìn lạc quan về cuộc sống tương lai cũng như sự phát triển của khoa học - kĩ thuật. Ngoài ra, Doraemon còn nói về tình cảm gia đình, bạn bè gắn bó khăng khít.

    Doraemon đã giành được nhiều giải thưởng truyện tranh ở Nhật Bản và được tạp chí TIME Asia bình chọn là một trong 22 nhân vật nổi bật của châu Á.

    Kể từ khi ra đời đến nay, Doraemon không chỉ được coi là nhân vật và bộ truyện tranh được yêu thích hàng đầu ở Nhật Bản, còn trở thành một biểu tượng văn hóa của Nhật Bản và được trẻ em trên toàn thế giới yêu thích.

     Bộ Đôrêmon đầu tiên tại Việt Nam, do nhà xuất bản Kim Đồng phát hành vào ngày 11/12/1992

    Bộ Đôrêmon đầu tiên tại Việt Nam, do nhà xuất bản Kim Đồng phát hành vào ngày 11/12/1992

    Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành các tập truyện về chú mèo máy thông minh này đầu tiên tại Việt Nam mang tên Đôrêmon vào năm 1992 (tên các nhân vật khác cũng được đổi để gần gũi và dễ đọc hơn). Bộ truyện này cũng trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ em tại Việt Nam từ đó tới giờ.

    Sau đó, vào năm 2010, nhà xuất bản Kim Đồng chính thức đổi tên bộ truyện tranh thành Doraemon để đảm bảo các tên gọi nhân vật được trở lại đúng theo nguyên tác.

     Doraemon bất ngờ chui ra từ ngăn bàn khiến Nobita không thể tin vào mắt mình

    Doraemon bất ngờ chui ra từ ngăn bàn khiến Nobita không thể tin vào mắt mình

    Trong Doraemon có tới... 4500 món bảo bối, bạn nhớ được bao nhiêu trong số đó?

    Ngoài câu chuyện đẹp về tình bạn và lẽ phải, chắc hẳn yếu tố hấp dẫn không thể không kể đến là chiếc túi thần kỳ và các món bảo bối của Doraemon.

    Một số món bảo bối được xây dựng dựa trên những vật dụng có thật trong gia đình Nhật Bản, sau đó được thêm bớt các yếu tố để trở nên ly kỳ hơn. Số còn lại chủ yếu là viễn tưởng nhưng hoàn toàn phù hợp với suy nghĩ của trẻ em.

    Có hàng nghìn món bảo bối đã được nhắc đến xuyên suốt Doraemon, theo ước tính của Fanpop (chuyên trang giải trí châu Á) thì trong Doraemon có khoảng... 4500 bảo bối.

    Trong bộ truyện ngắn, Doraemon từng nói với Nobita rằng giá các bảo bối ở tương lai rất đắt, tuy nhiên vẫn có thể mua bằng cách trả góp.

    Dưới đây là danh sách 11 món bảo bối thường gặp nhất trong Doraemon:

    Túi thần kỳ - Yojigen Pocket

    Đây là chiếc túi hình bán nguyệt, Doraemon thường đeo trước bụng để cất những bảo bối của mình, nó có khả năng kết nối với chiều không gian thứ tư nên có thể chứa mọi loại bảo bối to nhỏ khác nhau.

    Ngoài ra, còn có một túi dự phòng khác thông với túi chính, được Doraemon cất trong chỗ ngủ hoặc đưa cho Nobita trong những tình huống cấp bách.

    Cỗ máy thời gian - Time Machine

    Để sử dụng cỗ máy thời gian, Doraemon phải chui vào ngăn bàn của Nôbita. Cỗ máy thời gian trông rất đơn giản, tương tự như một miếng ván có gắn màn hình và cần điều khiển.

    Đây là phương tiện mà Doraemon và nhóm bạn dùng để di chuyển xuyên thời gian. Tuy nhiên, cỗ máy của Doraemon đã khá cũ và thường xuyên hỏng hóc, điều này lại vô tình dẫn đến nhiều cuộc phiêu lưu.

    Chong chóng tre - Take-copter

    Bảo bối này bao gồm một cánh quạt được đính trên một vật nhỏ hình chén giống giác hút chân không, có khả năng gắn chặt và giúp người dùng bay lượn.

    Trong tập truyện dài Thế giới khủng long, Doraemon cho biết chong chóng tre chỉ có thể hoạt động 8 tiếng liên tục là phải sạc pin, vận tốc tối đa 80km/h.

    Cánh cửa thần kỳ - Dokodemo Door

     Mỗi khi bị Nobita dỗi, Doraemon thường bỏ đi chơi bằng cánh cửa thần kỳ

    Mỗi khi bị Nobita dỗi, Doraemon thường bỏ đi chơi bằng cánh cửa thần kỳ

    Một trong những bảo bối thường dùng nhất của Doraemon là "cánh cửa thần kỳ", một chiếc cửa cho phép đi tới bất kỳ đâu bằng cách đơn giản chỉ cần bước qua cánh cửa.

    Trong một câu chuyện thời kỳ đầu, cánh cửa này có thể cho phép đi tới tận cùng của vũ trụ, nhưng trong những câu chuyện sau đó, cánh cửa chỉ cho phép đi tới những nơi có khoảng cách tối đa là 10 vạn năm ánh sáng.

    Tủ điện thoại nếu như - Moshimo Box

    Bảo bối này là một buồng điện thoại, trong đó các nhân vật kết nối với một số điện thoại rồi đề xuất một kịch bản "nếu...thì" và ngay lập tức thay đổi thế giới.

    Nobita từng dùng bảo bối này để yêu cầu một thế giới không cần đến tiền, khi đó mua một món đồ nghĩa là phải lấy tiền của người bán, bị cướp là phải nhận tiền của kẻ cướp... Dẫn đến vô số rắc rối khôi hài.

    Khăn trùm thời gian - Time Furoshiki

    Là một bảo bối thường dùng khác, "khăn trùm thời gian" có khả năng làm thời gian trên một vật nhất định phụ thuộc vào mỗi mặt khi trùm lên. Doraemon thường dùng chiếc khăn này để sửa đồ vật cũ hỏng, biến già thành trẻ.

    Đèn pin phóng to/thu nhỏ

    Đèn pin thu nhỏ có khả năng thu nhỏ người hay vật bị chiếu, sẽ hết tác dụng khi sử dụng khoảng 1 giờ. Ngược lại, đèn pin phóng to có thể tăng kích thước của người và vật bị chiếu.

    Vòng xuyên thấu - Toorinuke Hoop

    Món bảo bối này là một vòng tròn kín, khi áp vòng xuyên thấu lên đồ vật sẽ tạo ra một lỗ xuyên qua vật thể đó. Vừa đủ để các nhân vật trong Doraemon chui qua. Nobita dùng bảo bối này lần đầu tiên khi bị mẹ phạt nhốt vào nhà kho vì lười biếng.

    Đại bác bé bự

    Đây là một khẩu súng kỳ lạ, có nhiều kích cỡ đủ để đeo vừa một ngón tay hay cả bàn tay. Khi hướng vào đối thủ và hô "pằng!", sẽ có một luồng khí mạnh phát ra khiến kẻ địch bị hất tung lên và bất tỉnh.

    Bánh mì chuyển ngữ

    Tên gốc của bánh là sự chơi chữ của từ "hon'yaku", nghĩa là phiên dịch. Một mẩu bánh mì giúp người ăn nó có thể nghe hiểu, nói và đọc, viết được tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Bánh mì có hiệu lực ngay từ lúc ăn nó, nhưng thời gian tác dụng bao lâu thì không rõ.

    Máy ảnh tạo mốt - Kisekae Camera

    Một loại máy ảnh dùng những bức hình quần áo thay cho phim chụp, khi chụp cho đối tượng nào thì quần áo của đối tượng đó sẽ biến thành giống hệt ảnh trong máy. Nếu dùng một tờ giấy trắng thay cho ảnh gốc thì người được chụp sẽ... không mặc gì cả.

    Bảo bối này thường được dùng để tạo ra trang phục "hợp thời" trong những tập truyện dài, khi cả nhóm Doreamon đến tương lai hay quay về thời tiền sử.

    Theo Wikipedia

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ