Trong khi Mỹ lạnh tới nỗi cá mập cũng chết cóng thì Úc lại nóng chưa từng có trong 78 năm qua

    Chíp,  

    Nhiệt độ tại Úc có lúc lên tới gần 50 độ C đã khiến nhựa đường trên những con phố bị tan chảy.

    Nước Úc đang trải qua một đợt nắng nóng cực kỳ khủng khiếp. Nhiệt độ cao nhất được ghi lại lên tới 47,3 độ C, chỉ kém một chút so với kỷ lục 47,8 độ C năm 1939. Nhiệt độ cao tới nỗi gần 10 km đường cao tốc tại các tiểu bang lân cận Victoria, miền nam nước Úc, bị tan chảy. Cảnh sát địa phương đã có những cảnh báo cho các lái xe đi qua đây.

    Những cảnh báo cháy và lệnh cấm lửa đã được ban thành trên khắp Sydney để tránh gây ra cháy rừng trong tình trạng nhiệt độ cao. Ngoài ra, các cơ quan địa phương cũng cho biết nhiệt độ cao cũng gây ra tình trạng mức ozon trong không khí cao hơn bình thường.

    Trong khi Mỹ lạnh tới nỗi cá mập cũng chết cóng thì Úc lại nóng chưa từng có trong 78 năm qua - Ảnh 1.

    Đám đông tụ tập tại bãi biển Yarra Bay, Sydney, Chủ Nhật vừa qua để tránh cơn nắng nóng

    Đau khổ hơn, tối Chủ nhật vừa qua, hàng ngàn người ở Sydney đã phải vật lộn vì thiếu điện trong tình trạng nhiệt độ 45 độ C. Phát ngôn viên của Ausgird, hãng cung cấp điện tại địa phương, tuyên bố rằng sự cố mất điện xảy ra do thời tiết nắng nóng khiến nhu cầu sử dụng điện tăng quá cao.

    Tình trạng thời tiết khắc nghiệt không chỉ đang xảy ra tại Úc.

    Trên khắp khu vực Thái Bình Dương, diễn biến thời tiết đang cực kỳ bất thường. Những ngày gần đây, nhiệt độ ở Alaska ấm hơn trung bình hàng năm từ 6 tới 11 độ C. Nhiều chuyên gia sợ rằng điều này sẽ khiến băng tan nhiều hơn, dẫn tới việc mực nước biển tăng thêm đáng kể.

    Tuần trước, nhiệt độ tại Anchorage, một thành phố tại Alaska, thậm chí còn ấm hơn tại bắc Florida, nơi đã có tuyết rơi.

    Trong khi Mỹ lạnh tới nỗi cá mập cũng chết cóng thì Úc lại nóng chưa từng có trong 78 năm qua - Ảnh 2.

    Nhiệt độ ngoài trời tại Ohio, Mỹ, xuống tới mức -20 độ C

    Phía Đông nước Mỹ cũng đang phải chịu đợt rét kỷ lục, nhiệt độ ở mức âm tại rất nhiều khu vực. Thứ Bảy vừa qua, khu vực Sân bay Quốc tế John F. Kennedy, New York, nhiệt độ xuống tới mức -13 độ C, thấp nhất trong lịch sử.

    Dự kiến, phải tới giữa tháng Một nền nhiệt tại hầu hết nước Mỹ sẽ tăng lên trên mức bình thường.

    Trong khi đó, Clare Nullis, phát ngôn viên của Tổ chức Khí tượng Thế giới, cho rằng châu Âu cũng đang phải trải qua tình trạng nhiệt độ bất thường.

    "Trung bình nhiệt độ tại Pháp hôm thứ Tư tuần trước là 11,5 độ, cao hơn mức bình thường 6 độ, thời tiết khắc nghiệt đang diễn ra ở khắp mọi nơi", bà Clare phát biểu tại một phiên họp của Liên Hợp Quốc.

    Theo Huffington Post

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ