Theo một bình chọn của GameVN về những engine đồ họa xuất sắc nhất, CryEngine 3 của Crytek và Unreal Engine 3 của Epic Games là hai bộ engine được các game thủ yêu thích nhất. Theo sau đó là bộ Source Engine đã được sử dụng trong
Half-Life 2 và
Left 4 Dead. Từ kết quả này, chúng ta có thể nhìn được những gì?
Gears of War 3 đã tươi sáng hơn so với hai phần đầu.
Phần lớn những bộ engine được đem ra bầu chọn đều xuất phát từ những tựa game có đồ họa gây ấn tượng với người chơi và không đòi hỏi game thủ phải có một bộ PC quá “khủng” để có thể chạy được. Hiệu quả thị giác và hiệu năng là hai yếu tố được mọi người nhắc đến nhiều nhất.
Tuy nhiên, những bộ engine được bầu chọn nhiều lại là những sản phẩm được thương mại hóa nên việc game thủ biết đến chúng cũng không phải khó hiểu. CryEngine 3 vốn đã “khét tiếng” cùng với những lời “tự khoe” của Crytek về chất lượng đồ họa của
Crysis 2. Trong khi đó, ngày nay bạn có thể dạo quanh và tìm thấy một loạt tựa game được phát triển trên Unreal Engine của Epic.
Crysis 2 hy sinh rừng rậm để lên đa nền.
Những sản phẩm đó đều được hỗ trợ bởi một chiến lược marketing dày đặc tại các sự kiện lớn và các hãng phát hành của chúng cũng làm ra những trò chơi có đồ họa chất lượng cao để quảng bá cho bộ engine của mình.
Crysis 2 và
Gears of War 3 của năm 2011 cũng ra đời vì lí do này. Mục đích quan trọng nhất của chúng không hẳn là để xưng hùng xưng bá trong làng game mà là để công ty mẹ tiếp thị đến các khách hàng tiềm năng.
Việc CryEngine và Unreal Engine được nhiều đối tác (trong đó có cả quân đội) tìm mua cũng là chuyện phổ biến trong nhiều năm gần đây. Thậm chí, Crytek còn “ăn nên làm ra” nhờ việc phát triển engine đem bán. Tựa game MMO Aion của Hàn Quốc cũng được phát triển trên một phiên bản cải tiến của bản CryEngine đầu tiên. Giờ thì công ty này đang có điều kiện để mở rộng công ty của mình sang nhiều lĩnh vực mới như game nhập vai và nhiều chi nhánh hoạt động bí mật khác.
Đây là game? (Sniper: Ghost Warrior).
Bộ Chrome Engine 4 tuy mới chỉ xuất hiện trong các trò chơi như Sniper: Ghost Warrior hay Call of Juarez: Bound in Blood nhưng cũng khiến cho người chơi ấn tượng về mức độ thực tế của cảnh sắc thiên nhiên. Bộ engine này còn chi phối chuyển động của khung xương, khiến cho mô hình nhân vật sẽ tự nhấc cánh tay lên khi đi tới gần một tảng đá.
Chrome Engine đã được phát triển qua nhiều giai đoạn trong 9 năm và nó sẽ được sử dụng để xây dựng hai trò chơi đáng chú ý trong năm 2011 là Dead Island và Call of Juarez: The Cartel. Trong tương lai, bộ engine này sẽ có cơ hội nổi tiếng bởi nó cũng đi theo hướng đánh mạnh vào thị giác của người xem giống như CryEngine.
Half-Life 2 trên Source Engine.
Source Engine nằm trong top 3 các bộ engine được ưa thích một phần lớn là bởi mức độ thân thiện của nó. Game thủ không cần những chiếc PC cấu hình cao để chơi được Half-Life 2 hay Left 4 Dead. Đó là điều đầu tiên khiến Source Engine được lòng các game thủ. Lí do còn lại là tên tuổi của bộ engine này cũng thường gắn với những trò chơi nổi tiếng trong cộng đồng game thủ.
Tuy nhiên, nói về mức độ “đáng biết” thì mọi người lại bỏ qua những bộ engine của idSoftware - nơi khai sinh ra những ông tổ của FPS như Dooom,
Quake,
Wolfenstein. Các bộ engine của idSoftware được gọi bằng cái tên id Tech. Phiên bản gần đây nhất là id Tech đang được sử dụng để phát triển
Rage. id Tech 6 sẽ đang được phát triển và sẽ ra mắt trong thời gian tới.
Trong quá khứ, các phiên bản đầu tiên id Tech được biết đến với những cái tên như Doom Engine hay Quake Engine. Những bộ engine này đều tạo ra những dấu ấn lịch sử quan trọng trong ngành công nghiệp game. Quake Engine cho ra đời trò chơi true-3D đầu tiên. Bước tiến của nó trong việc đơn giản hóa các màn chơi 3D để chạy được trên những con chip của thời bấy giờ đã tạo đà cho những trò chơi sau này.
Không những thế, các bộ engine id Tech đời sau đều chú trọng vào hiệu năng và khiến cho người chơi ngỡ ngàng vì những gì mà nó làm được. Đến khi Doom 3 (phát triển trên id Tech 4) được phát hành vào năm 2004, “bàn dân thiên hạ” lại được dịp sửng sốt về những gì mà nó làm được.
Đẳng cấp bầu trời của Rage...
Nếu là một người quan tâm đến công nghệ đằng sau những tựa game lớn, bạn sẽ hiểu rằng idSoftware gần như là ông tổ của tất cả các tựa game ngày nay. Trong mỗi bộ engine ra đời sau này đều lẩn quất những đoạn code mà năm xưa thiên tài John Carmack đã đưa vào các bộ engine của mình. Từ những thứ như Multiplayer cho đến MMO, tất cả đều có một phần không nhỏ là công khai sáng của ông.
Trong khoảng 5 năm gần đây, khi idSoftware lưu vào trong bóng tối thì Crytek và Epic Games bắt đầu có cơ hội để đưa những bộ engine của mình làm mưa làm gió trong hàng loạt trò chơi nổi tiếng. Tuy nhiên, khi họ trở lại vào năm nay với thương hiệu game FPS mới là Rage thì mọi thứ sẽ thay đổi.
Đây mới là đỉnh cao trong Crysis.
Trước đây, nhà phát hành quản lý idSoftware là Bethesda không muốn cho thuê bộ engine id Tech 4. Thế nên, tên tuổi của nó mới không phổ biến như Unreal Engine hay CryEngine. Tuy vậy, không phải vì thế mà id Tech 4 lại “lép vế” so với những đối thủ cạnh tranh. Crysis 2 được phát triển trên CryEngine 3 dù sao cũng đã chẳng còn “hổ báo” như phiên bản Crysis đầu tiên. Việc dòng game này từ bỏ bối cảnh rừng rậm để thay bằng những tòa cao ốc chọc trời đã thể hiện cho bước lùi này.