Trông như cá nhà táng, nhưng chiếc máy bay này đã từng là thứ vô cùng quan trọng để chinh phục không gian
(Tổ Quốc) - Ngày 20/7/1969, thế giới từng kinh ngạc khi chứng kiến những bước chân đầu tiên của con người trên Mặt Trăng và đây là 1 cột mốc quan trọng với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Hoa Kỳ (NASA).
- Khoa học có thể giúp cho con người mọc cánh và bay như chim không?
- Đây là lý do thực sự khiến chúng ta phải bật "chế độ máy bay": Hóa ra không phải vì sợ làm máy bay rơi, có một thứ khác đáng lo chẳng kém!
- Phục chế những bức ảnh cũ, các nhà khoa học sốc trước sự hiện đại của nền văn minh Maya: Hàng nghìn năm TCN đã có phi thuyền, máy bay "xịn sò"?
Nhưng trước khi vị phi hành gia Neil Amstrong có thể thực hiện những bước chân lịch sử nói trên, đã có vô số chướng ngại vật mà các kỹ sư và nhà khoa học của NASA phải vượt qua. Và 1 vấn đề đặc biệt phức tạp là hậu cần.
Các bộ phận tên lửa và thiết bị cồng kềnh khác phải được vận chuyển trong từ 18 đến 25 ngày qua Vịnh Mexico hoặc Kênh đào Panama để đến trung tâm thử nghiệm ở Cape Kennedy, Florida.
Vận chuyển đường bộ có thể nhanh hơn, nhưng những thiết bị có kích cỡ lớn di chuyển qua những con đường nhỏ có dây điện sẽ khó khăn hơn nhiều. Vận chuyển hàng không cũng là vấn đề do không có máy bay nào đủ lớn để vận chuyển các thiết bị này.
Và đó là cơ hội để chiếc máy bay "Guppy" do Aero Spaceline Industries (ASI) phát triển "tỏa sáng".
Được ra mắt vào năm 1961, chiếc máy bay có hình dạng kỳ lạ tựa như cá nhà táng có thể vận chuyển các thiết bị quá khổ chỉ trong 18 giờ. Kể từ đó, nó đã trở thành phần không thể thiếu trong nỗ lực khám phá không gian của NASA.
Về cơ bản, "Guppy" là một sửa đổi đặc biệt từ máy bay chở khách Boeing 377 với khoang chở hàng rộng tới 20 feet (hơn 6 mét).
Tiếp nối thành công của "Guppy" - ASI đã chế tạo thêm 3 chiếc máy bay loại này và được gọi là "Super Guppy" với những thay đổi quan trọng như khoang chở hàng lớn hơn (đường kính 25 mét) và động cơ mạnh hơn.
Lối vào khoang chở hàng cũng được thay đổi. Thay vì mở ở phần đuôi, những chiếc "Super Guppy" có phần mũi có bản lề để tải hàng dễ dàng ở từ phía trước.
NASA vẫn tiếp tục sử dụng những chiếc "Super Guppy" cho đến năm 1997, và trong 3 thập kỷ - những chiếc máy bay đã giúp vận chuyển các thành phần tên lửa quan trọng cho nhiều chương trình không gian.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4